Đóng góp lớn nhất của nền toán học Ấn Độ cổ đại là việc tạo ra hệ ghi số cơ số 10. Ban đầu, khoảng thế kỷ III (TCN), hệ ghi số đếm gồm 9 chữ số từ 1 đến 9 được sử dụng ở đây. Tiếp sau, để ký hiệu những số có nhiều chữ số, người ta thêm các chữ của từng hàng vào số, chẳng hạn số 32 được viết là 2, 3 chục (đọc ngược từ hàng đơn vị). Sau đó, người Ấn Độ bỏ đi các ký tự chỉ hàng (viết số 132 là 2.3.1). Tiếp sau, họ đã tìm ra số 0, ban đầu đọc là rỗng (ví dụ số 20 viết rỗng.2). Đến đây, bộ ký tự số đếm được hoàn thiện như ngày nay. Từ thế kỷ thứ VI, bộ chữ này được truyền bá ra ngoài nhưng phải đợi đến khi nó được truyền bá sang Châu Âu thì mới được sử dụng rộng rãi, thay thế hệ ghi chữ số La Mã và trở thành ký hiệu ghi số được sử dụng thống nhất như ngày nay.