LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về 1 nhân vật có đầy nghị lực sống ( An- tư -nai trong bài " Người thầy đầu tiên )

Viết về 1 nhân vật có đầy nghị lực sống ( An- tư -nai trong bài " Người thầy đầu tiên )
3 trả lời
Hỏi chi tiết
110
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
An-tư-nai là một nhân vật có đầy nghị lực sống trong truyện "Người thầy đầu tiên". An-tư-nai là một học sinh nghèo, sống trong một gia đình nghèo khó. Tuy nhiên, anh không bao giờ từ bỏ hy vọng và luôn cố gắng vượt qua khó khăn để theo đuổi ước mơ của mình.

An-tư-nai là một học sinh chăm chỉ và thông minh. Dù hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, anh luôn nỗ lực học tập và đạt thành tích cao. Anh luôn đặt mục tiêu cao và không ngừng cố gắng để đạt được những ước mơ của mình. An-tư-nai biết rằng chỉ có bằng cấp và kiến thức mới có thể giúp anh thoát khỏi cuộc sống khó khăn hiện tại.

An-tư-nai cũng là một người rất kiên nhẫn và kiên trì. Dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, anh không bao giờ từ bỏ. Anh luôn tin rằng nếu cố gắng hết sức mình, thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua. An-tư-nai không sợ thất bại và luôn tìm cách để vượt qua mọi trở ngại.

An-tư-nai cũng là một người rất lạc quan và vui vẻ. Dù cuộc sống không dễ dàng, anh luôn giữ tinh thần lạc quan và luôn tìm niềm vui trong những điều nhỏ nhặt. Anh biết rằng cuộc sống không chỉ toàn là khó khăn mà còn có những niềm vui nhỏ nhặt mà ta có thể tận hưởng.

Với sự nghị lực sống và tinh thần không ngừng cố gắng, An-tư-nai đã vượt qua mọi khó khăn và trở thành một người thành công. Anh đã trở thành một giáo viên tài năng và được ngưỡng mộ bởi nhiều người. An-tư-nai là một bài học sống về sự kiên nhẫn, nghị lực và tinh thần không ngừng cố gắng để đạt được ước mơ của mình.
2
0
lyi
14/11/2023 20:59:41
+5đ tặng

Nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là cây bút quen thuộc với nhiều bạn đọc trên khắp thế giới. Các tác phẩm của ông chủ yếu khai thai thác đề tài về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ ở quê hương. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến sáng tác “Người thầy đầu tiên”. Truyện đã khắc họa thành công nhân vật An-tư-nai, một cô bé có tấm lòng nhân ái cùng tinh thần hiếu học đáng quý.

Đọc đoạn trích, ta thấy nhà văn không có nét bút nào miêu tả cụ thể ngoại hình, tính cách An-tư-nai. Song, qua những hành động, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật, ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất ở cô bé. Trước hết, An-tư-nai là người có tâm hồn cao đẹp và tấm lòng lương thiện, tốt bụng. Chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu trú trên núi xúc phạm bằng mấy lời lẽ, hành động xấu xí, cô bé căm ghét đến mức muốn “nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ”. Khi biết thầy phải vất vả trữ củi để sưởi ấm lớp học, cô bé không ngần ngại mà trút lại ki-giắc ở trường. An-tư-nai cũng luôn quan tâm, giúp đỡ tới mọi người xung quanh. Giữa trời đông buốt giá, cô bé đã cùng thầy Đuy-sen lấy đá và tảng đất cỏ tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn. Có thể thấy, An-tư-nai luôn sáng ngời vẻ đẹp thanh thuần, tươi đẹp như “dòng suối nhỏ của thầy”.

Ngay từ giây phút được ngồi học dưới mái trường của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã chất chứa tấm lòng ngưỡng mộ, quý mến người thầy đầu tiên “tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy”. Sau này, rời xa quê hương, trở thành một viện sĩ, An-tư-nai vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí sự quan tâm, dạy bảo từ thầy Đuy-sen. Cô bé khao khát tất cả mọi người sẽ biết đến câu chuyện về thầy “không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.”.

Cuộc đời, con người của An-tư-nai còn là minh chứng cho tấm gương kiên cường, mạnh mẽ vượt lên số phận bản thân. Mặc dù mồ côi cha mẹ, phải sống cùng chú thím nhưng cô bé ấy vẫn chứa chan tinh thần lạc quan, nghị lực. Dưới sự dạy bảo, quan tâm, giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã có cơ hội tới thành phố học tập. Tại đây, cô bé không ngừng cố gắng học hành, tích lũy tri thức và sau này trở thành một viện sĩ.

Với việc sử dụng kết hợp nhiều người kể chuyện: họa sĩ và “tôi” – An-tư-nai, nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật An-tư-nai. Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình “An-tư-nai, cái tên hay quá”.

Theo dòng chảy thời gian, tác phẩm “Người thầy đầu tiên” sẽ mãi in sâu trong tâm trí bạn đọc bởi các giá trị nhân văn, giàu ý nghĩa. Qua đoạn trích, nhà văn còn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương, nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Lương Maii ...
14/11/2023 21:03:04
+4đ tặng

Bằng lối viết cô đọng, hàm súc, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã để lại rất nhiều tác phẩm giàu ý nghĩa, giá trị nhân văn. Đặc biệt, truyện vừa "Người thầy đầu tiên" của ông trở thành cuốn sách quen thuộc với vô vàn độc giả trên khắp thế giới. Tác phẩm đã xây dựng và khắc họa chân thực hình ảnh cô bé An-tư-nai kiên cường, giàu tình yêu thương.

An-tư-nai không có cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc như bao bạn bè khác. Cô bé mồ côi cha mẹ từ sớm, phải ở cùng chú thím. Mặc dù thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc từ mẹ cha nhưng An-tư-nai vẫn nuôi dưỡng, chất chứa tâm hồn trong sáng cùng tấm lòng nhân hậu, lương thiện. Cô bé sẵn sàng trút lại ki-giắc ở trường để thầy Đuy-sen khỏi vất vả kiếm củi. Hành động nhỏ bé của cô bé như ngọn lửa sưởi ấm cho mùa đông buốt giá. Khi thấy thầy bị lăng mạ, xúc phạm bởi những lời lẽ, hành động của bọn nhà giàu trên núi, An-tư-nai cảm thấy vô cùng bất bình và tức giận. Chứng kiến thầy Đuy-sen vất vả xếp đá ở giữa dòng suối, cô bé không ngại buốt lạnh mà nhanh nhẹn giúp đỡ. Từng hành động tuy nhỏ bé nhưng đã tô đậm sự lương thiện, nhân ái của An-tư-nai - cô bé có cái tên thật đẹp như thầy Đuy-sen nhận xét "An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?".

An-tư-nai còn là người học trò trọng tình nghĩa. Cô bé cảm thấy xúc động trước hành động ấm áp hay những ý nghĩ tốt đẹp từ thầy Đuy-sen. Cô bé và mọi học sinh luôn ngưỡng mộ, yêu quý người thầy đầu tiên. Sau này, khi trở thành bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va, An-tư-nai vẫn ghi nhớ công ơn dạy bảo to lớn của thầy Đuy-sen. Bởi vậy, An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ tìm cách lan tỏa câu chuyện về thầy để "không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.".

Sống trong hoàn cảnh mồ côi, An-tư-nai chưa từng nghĩ tới việc gục ngã, buông bỏ. Cô bé không muốn người đời nhìn mình bằng ánh mắt thương hại. An-tư-nai vẫn mạnh mẽ vươn lên như những cây xương rồng giữa hoang mạc khô cằn. Mỗi lần đi nhặt ki-giắc, cô bé phải tới tận chân núi ở mé làng, lúc ra về thì mang theo những cái bao to hơn cả người. Ấy vậy, An-tư-nai không hề ngại khổ. Nhờ sự yêu thương, giúp đỡ của thầy, An-tư-nai đã không ngừng cố gắng, chăm chỉ học hành và trở thành một viện sĩ. Sự kiên cường, quyết tâm vượt lên số phận bản thân đã khẳng định vẻ đẹp con người An-tư-nai.

Từ việc sử dụng nhiều ngôi kể là người họa sĩ và nhân vật xưng "tôi" - An-tư-nai, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã thể hiện một cách sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tấm lòng thương yêu, trân trọng tới số phận bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.

1
0
Thơm Lê Thị
19/11 18:42:25

Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của Ai-tơ-ma-tốp đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Nổi bật trong đó là nhân vật An-tư-nai được khắc họa vô cùng sinh động.

Về hoàn cảnh sống, An-tư-nai đã mồ côi cha mẹ, phải sống cùng chú thím. Họ đối xử với cô bé rất tàn nhẫn, thậm chí còn bán cô cho bọn nhà giàu. Có thể thấy rằng, An-tư-nai phải sống thiếu thốn tình yêu thương.

Tuy nhiên, An-tư-nai vẫn có những phẩm chất tốt đẹp. Nhà văn khắc họa nhân vật này chủ yếu qua lời nói, hành động từ đó nổi bật lên tính cách. An-tư-nai có một tấm lòng lương thiện, tốt bụng. Giữa trời đông buốt giá, cô bé đã phụ giúp thầy Đuy-sen lấy đá và tảng đất cỏ tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối, để giúp các bạn học sinh đi lại dễ dàng hơn. An-tư-nai căm ghét sự bất công, coi thường những điều xấu xa. Khi thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu trú trên núi xúc phạm, cô bé tỏ ra căm ghét đến mức có hành động như “nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ”.

Không chỉ vậy, An-tư-nai là một cô bé giàu nghị lực, biết vượt lên trên số phận. Được sự giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai thoát khỏi cảnh ngộ éo le, được đi học. Sau này, An-tư-nai đã trưởng thành, trở thành một bà viện sĩ. An-tư-nai cũng là một người sống tình nghĩa, luôn biết ơn thầy Đuy-sen. Dù đã trở thành một bà viện sĩ, nhưng vẫn luôn khắc sâu hình ảnh người thầy đầu tiên, cùng những lời dạy bảo của thầy.

Như vậy, An-tư-nai là một người có bản lĩnh, ý chí kiên cường. Nhân vật này hiện lên với phẩm chất đẹp đẽ, đáng ngưỡng mộ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư