Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế? Cho ví dụ từng nội dung?

Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế? Cho ví dụ từng nội dung?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
96
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực đáng kể đến nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Dưới đây là một số ví dụ về tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế:

1. Tăng cường thương mại: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này giúp tăng cường thương mại và tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp. Ví dụ, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho các quốc gia thành viên.

2. Tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hội nhập kinh tế quốc tế thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến các quốc gia để mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc này tạo ra cơ hội việc làm mới, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Ví dụ, việc mở cửa thị trường Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn FDI và giúp nước này trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

3. Tăng cường truyền tải công nghệ: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia tiếp cận và chia sẻ công nghệ mới, từ đó nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ví dụ, các công ty công nghệ Mỹ đã đầu tư vào Ấn Độ để phát triển các trung tâm phần mềm và truyền tải công nghệ tiên tiến.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học, giáo dục, văn hóa và môi trường. Điều này giúp tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia. Ví dụ, Liên minh châu Âu (EU) đã tạo ra một khối kinh tế và chính trị đoàn kết, tăng cường hợp tác giữa các thành viên và giảm xung đột.

5. Tăng cường phát triển kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia phát triển kinh tế nhanh chóng bằng cách tận dụng lợi thế cạnh tranh và tăng cường xuất khẩu. Ví dụ, Việt Nam đã tận dụng cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển ngành công nghiệp chế biến, thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây.
1
0
Tạ Nguyên Đức
25/11/2023 15:18:45
+5đ tặng

Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa kinh tế trên cơ sở các nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện những điều khoản, nguyên tắc đã được thoả thuận thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.

Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc te đem lại nhiều tác động tích cực cho các quốc gia tham gia, tuy nhiên nó cũng đưa lại không ít tác động tiêu cực.

 

1.1 Tác động tích cực

-    Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác toi ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.

-    Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.

-    Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.

-     Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.

-     Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.

-    Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế.

 

1.2 Tác động tiêu cực

-    Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.

-    Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới. Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực.

-    Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác” công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.

-    Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước theo quan niệm truyền thống.

-    Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước ngoài.

-    Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp.

-    Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo