Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy ghi lại cảm nhận của em sau khi đọc về bài thơ lục bát

Em hãy ghi lại cảm nhận của em sau khi đọc về bài thơ lục bát: Bầm ơi
ĐÂY LÀ ĐỀ BÀI YÊU CẦU: Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát mà em yêu thích.
Nhưng mình muốn bài BẦM ƠI nên các bạn giúp mik nhé! 
Mình sẽ tặng thêm
30 xu cho người đầu tiên giải bài
20xu cho người thứ 2 giải bài
10 xu cho người thứ 3 giải bài
5 xu cho người thứ 4 giải bài
1 xu cho người thứ 5 giải bài

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
101
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Sau khi đọc bài thơ "Bầm ơi", em cảm nhận được sự tươi vui, hài hước và hồn nhiên của tác giả trong cách viết lục bát. Bài thơ mang đến cho em một cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng và dễ thương.

Từng câu chữ trong bài thơ đều được sắp xếp một cách khéo léo, tạo nên nhịp điệu vui tươi và dễ nhớ. Em thích cách tác giả sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dân dã và hài hước để diễn đạt ý nghĩa của bài thơ. Những hình ảnh trong bài thơ cũng rất sinh động và dễ hiểu, giúp em dễ dàng hình dung và tưởng tượng.

Bài thơ "Bầm ơi" cũng mang đến cho em một thông điệp tích cực về tình yêu và sự quan tâm. Tác giả đã thể hiện tình cảm của mình đối với người yêu một cách ngọt ngào và đáng yêu. Em cảm nhận được sự chân thành và tình yêu thương trong từng câu thơ.

Tổng quan, bài thơ "Bầm ơi" là một bài thơ lục bát đáng yêu và dễ thương. Em thích cách tác giả sử dụng ngôn ngữ hài hước và tình cảm để diễn đạt ý nghĩa của bài thơ. Bài thơ mang đến cho em một cảm giác vui vẻ và hạnh phúc.
2
0
Tạ Nguyên Đức
02/12/2023 18:33:57
+5đ tặng

Trong các tác phẩm viết về mẹ, em thích nhất là bài thơ Bầm ơi. Đây cũng là tác phẩm rút ra từ trong tập thơ Việt Bắc, được sáng tác nhân dịp Tố Hữu cùng đoàn văn nghệ sĩ có dịp về công tác tại xã Gia Điền, thuộc vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ). Tại đây, họ đã được cụ Gái - một người dân địa nhường giường và không gian nhà trên để tá túc, còn cụ thì xuống bếp ở. Được sống trong tình yêu thương của cụ, Tố Hữu đã nhen nhóm và cho ra đời tác phẩm “Bầm ơi” nổi tiếng. Bầm ơi bắt đầu với câu hỏi tu từ và không cần lời giải đáp:

“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”.

Nhịp thơ lục bát da diết, vừa thân thương, vừa quen thuộc khiến người đọc như được nghe một bài ca dao, một lời hát ru hơn là một bài thơ. Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh Bầm - hình tượng huyền thoại về người mẹ Việt Nam anh hùng, vất vả, chịu thương, chịu khó lao động trong thời chiến. Qua bài thơ, em không chỉ cảm nhận được tình yêu thương, niềm xót xa của những đứa con ở nơi tiền tuyến đối với người mẹ ở quê nhà, mà còn hình dung rõ nét những năm tháng lịch sử khốc liệt và đau thương. Đó là khi người mẹ đã già nhưng vẫn phải lao động vất vả, là hình ảnh những người con với mái đầu xanh, trái tim nhiệt huyết, khoác lên mình bộ áo lính bạc màu, chiến đấu trên chiến trường bom đạn, nguy hiểm. Hình ảnh ấy mới thật xúc động làm sao!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thế Ngọc
02/12/2023 18:37:36
+4đ tặng

“Bầm ơi” một trong những sáng tác nổi tiếng của Tố Hữu, bài thơ được rút từ tác phẩm Việt Bắc, ra đời trong dịp tác giả có cơ hội cùng đoàn văn nghệ sĩ về công tác tại xã Gia Điền, Phú Thọ. Ở đây, cụ Gái- người dân địa phương, cụ đã tiếp đón đoàn của nhà thơ rất chân thành, cụ còn nhường giường và không gian trên nhà cho đoàn ở và sinh hoạt, còn mình thì chuyển xuống bếp ở. Cụ chăm sóc đoàn bằng cả tấm lòng và tình yêu thương, xúc động trước tình cảm của cụ, nhà thơ đã viết nên tác phẩm đề bày tỏ lòng biết ơn dành cho cụ. 

      Ngay từ những câu thơ đầu tác giả đã đặt ra một câu hỏi tu từ:

“Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…” 

      Mặc dù đã rời xa mảnh đất quê hương ân nghĩa sâu nặng nhưng từ lâu nhưng trong tim tác giả chưa bao giờ thôi nhớ mong về người mẹ thân thương tần tảo sớm hôm nuôi dưỡng, che chở mình trong những ngày cách mạng khó khăn. Có lẽ không chỉ nhà thơ mà tất cả chúng ta khi đi xa cũng đều có nỗi nhớ mẹ tha thiết như thế nhưng lại chẳng biết biểu đạt như thế nào và cuối cùng cũng chỉ dám thầm thương trong lòng.

“Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”

      Không biết giờ này mẹ ở nhà ra sao, tiếng gọi “Bầm ơi” đầy thân thương, xúc động của một người con xa xứ. Nhớ về hình ảnh người mẹ già run rẩy “ra ruộng cấy”, chân thì “lội dưới bùn”, tay thì “cấy mạ non” trong tiết trời mùa đông lạnh lẽo, heo hút khiến cho người con không khỏi xót thương. Đáng lẽ ra sau cả đời khó nhọc, mẹ phải được con cái phụng dưỡng, được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già ấy vậy mà vì cách mạng,  vì thương những đứa con vất vả chiến đấu trên chiến trường khốc liệt, bởi vậy mẹ đã chẳng quản ngại khó khăn vất vả, mẹ vẫn chăm chỉ làm việc để cùng các con chiến đấu, vẫn một lòng vì tổ quốc thân yêu. Mẹ cũng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp, cho đức tính hy sinh cao cả, chịu thương chịu khó cả một đời của người phụ nữ Việt Nam. 

      Đặc biệt là trong chiến tranh, khi đất nước vẫn còn gian khổ, khó khăn, những người vợ, người mẹ đã trở thành hậu phương vô cùng vững chãi, là nguồn động lực to lớn cho các chiến sĩ yên tâm ra trận:

“Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”

       Con ở nơi chiến trường xa xôi, ngày đêm vẫn thầm cầu nguyện cho bầm được yên vui. Thương bầm con chẳng muốn xa đâu nhưng cũng không thể ngồi yên chứng kiến cảnh nước mất nhà tan vậy nên con đành dứt áo ra đi cống hiến mình cho sự nghiệp nước nhà. Và bầm ơi, cho dù con có “đi trăm núi ngàn khe” nhưng cũng chẳng bằng “muôn nỗi tái tê lòng bầm”, con đi “đánh giặc mười năm” cũng chẳng bằng những “khó nhọc đời bầm sáu mươi”. Hiểu được tâm trạng của những con phải xa mẹ, nhà thơ thay lời để gửi gắm tới các mẹ rằng “Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe”. Đó là lời thủ thỉ, dặn dò dịu dàng mà nhà thơ muốn gửi tới những người mẹ già ngày ngày luôn mong mỏi đứa con của mình.

       Con ra “tiền tuyến xa xôi” mang theo cả tình yêu nước lẫn tình yêu bầm. Con biết là đoạn đường phía trước sẽ rất khó khăn, gian khổ nhưng bên cạnh vẫn luôn có những đồng đội cùng con đồng hành trên mọi nẻo đường, nên bầm cứ yên tâm bầm nhé! 

“Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Mẹ già tóc bạc hoa râm

Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…”

       Con đi lần này cũng chẳng dám hứa bao giờ sẽ trở về, nhưng con dám hứa con sẽ chiến đấu hết mình, cố gắng đánh đuổi quân thù, mang tự do, hòa bình về cho đất nước. Bầm ơi bầm “nhớ con” bầm đừng buồn nhé, bởi “giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm”.

       Những ai đã từng phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, mỗi người một phương chắc sẽ hiểu được cảm giác được đoàn tụ với gia đình thiêng liêng và ấm áp đến nhường nào. Bầm ở nhà với nỗi nhớ mỏi mòn, thương con da diết, và liệu sau chuyến đi này con có còn trở về nhà, về quê hương nữa hay không? Nỗi xót thương, tình yêu thương con của người mẹ vẫn luôn bao la rộng lớn làm sao.

      Ngôn từ gần gũi thân thuộc, nhịp thơ nhẹ nhàng, đầm ấm, tác phẩm như một bài hát ru dịu ngọt đi vào lòng người. Qua đó, Tố Hữu đã thành công khắc họa về những gian nan, vất vả mà người phụ nữ Việt Nam phải trải qua trong thời chiến. Dẫu vậy họ vẫn luôn kiên cường, là hậu phương vững chắc, tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ bộ đội anh dũng chiến đấu đánh đuổi kẻ thù.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×