Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi nói về các bức tranh dân gian vẽ con lợn (heo), người ta luôn nghĩ đến những bức tranh Đông Hồ, vì đây là dòng tranh nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay, trong khi các dòng tranh khác ít nhiều bị mai một và biến mất. Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những con lợn tạo hình đẹp nhất của loài vật này, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc và gần gũi với con người thôn quê. Hình các con lợn được viền bởi những nét khắc chắc khoẻ mà mềm mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể, con nào cũng có xoáy âm dương trên mình, thể hiện sự sinh sôi, phát triển. Tranh lợn Đông Hồ được in bằng nhiều bản ván, mỗi ván một màu. Màu của tranh Đông Hồ là màu truyền thống, làm bằng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên và được gọi là “thuốc cái”. Màu trắng là màu đặc trưng nhất của tranh Đông Hồ, làm từ vỏ điệp, sắc trắng có ánh lấp lánh rất quý. Màu vàng từ hoa hoè hay hạt dành dành, màu đỏ vang từ gỗ cây vang, đỏ son từ đất son, xanh lá cây là gỉ đồng, xanh chàm từ lá chàm và đen là than rơm nếp.
Ngày trước, trong dịp cuối năm, mọi người thường tìm mua bức tranh Đông Hồ vẽ gia đình lợn để làm quà biếu Tết, với hàm ý cầu chúc gia chủ cả năm được sung túc, ấm no. Hình ảnh chú lợn trong phong thủy từ lâu đã mang những điều may mắn như vậy. Nói đến tranh vẽ về lợn, không thể không kể đến bức tranh “Đàn lợn âm dương” - Tranh Lợn đàn, thể hiện đàn lợn con đang quây quần bên Lợn mẹ, mỗi con mỗi dáng vẻ: Con muốn trèo lên lưng, con muốn rúc vào bụng mẹ, các con khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn… với bố cục khỏe, giản dị, giàu chất trang trí cách điệu, mà đậm đà tính hiện thực. Chứa đựng ước muốn của người nông dân về tăng gia sản xuất, về cuộc sống sung túc, đông vui hòa thuận, hạnh phúc, con cháu đầy đàn.
Ngoài ra, tranh lợn còn có: Lợn độc, Lợn ăn dáy - tất cả đều béo mũm mĩm. Những bức tranh lợn được diễn tả bằng ngôn ngữ ước lệ nhưng các nghệ nhân đã quan sát rất kỹ, nguyên mẫu, đó là giống lợn ỷ thuần chủng. Giống lợn này màu đen hoặc lang hồng, lưng võng, bụng xệ, trên thân thường có những đám lông mọc thành khoáy tròn. Theo kinh nghiệm của nhà nông, con lợn nào mà trên lưng có dải lông mọc khác chiều với chỗ khác thì đó là giống tốt. Điều này đã được các nghệ nhân nhấn mạnh bằng một vệt màu sẫm. Để làm nổi bật cái má và phần đùi nung núc mỡ, họa sỹ vẽ hẳn một mảng màu hình lưỡi liềm. Điều thú vị nữa là cái mũi, nếu nhìn nghiêng - để trông thấy cả mình con lợn thì không thể trông thấy hai lỗ mũi của nó. Ở đây, tác giả đặt điểm nhìn từ cả phía bên cạnh lẫn phía trước, vì vậy, thể hiện được rõ cái “mõm gầu giai” của con lợn. Chúng ta thấy rõ những tranh lợn này có mối liên hệ với tục nuôi lợn thờ ở Niệm Thượng, Từ Sơn (Bắc Ninh). Dù thời gian trôi đi, các bản khắc có thể mòn, sứt nét, hư hỏng, hay nhiều nghệ nhân đã khắc những bản mới, nhưng một điểm bất biến ở tranh lợn là: Trên mỗi con đều có hai cái khoáy được thể hiện bằng biểu tượng âm dương.
Từ xa xưa,con người ở phương đông, qua trải nghiệm cuộc sống đã đúc rút ra triết lý âm dương. Ban đầu là những khái niệm rất cụ thể: Giống cái - âm, giống đực - dương, Đất - âm (biểu tượng là hình vuông), Trời - dương (biểu tượng là hình tròn), dần dần người ta đã suy ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác: Phía Bắc, lạnh - thuộc âm, phía Nam, nóng - thuộc dương; mùa đông - âm, mùa hè - dương; Đêm - âm, ngày - dương và còn rất nhiều cặp âm dương khác: Mềm - cứng; Tĩnh - động; Chậm - nhanh; Tối - sáng; Đen - đỏ; Thấp - cao… Về sau, người ta lại phát hiện ra những quy luật cơ bản của nguyên lý âm dương: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương; dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Trong tranh cổ Đông Hồ luôn có đôi, bản thân hình thức đôi tranh đã thể hiện triết lý âm dương. Nội dung tranh lại càng làm rõ điều này: Ông tơ - bà nguyệt (ông tơ - dương, bà nguyệt - âm; Văn trường - Vũ trường (văn - âm, vũ - dương); Hứng dừa - đánh ghen (hứng dừa: êm đềm, hạnh phúc - âm, đánh ghen: bất hạnh, náo động - dương); Dạ xướng ngũ canh hòa - Nhật minh tam tác thụy (đêm - âm, ngày - dương)… Riêng các tranh lợn, nghệ nhân Đông Hồ vẽ hẳn biểu tượng âm dương lên mình mỗi con. Lợn đàn - biểu hiện sự sinh sôi nảy nở - phản ánh tín ngưỡng phồn thực, lợn độc - “nhất khoảnh anh hùng”, lợn ăn dáy - quy luật sinh tồn, tất thảy đều hòa hợp âm dương - đó là quy luật của cuộc sống.
Ngày nay, ngành chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính, có đàn lợn đông, to, có những chú lợn lai lưng thẳng, cân hàng tạ, khác với những chú lợn lưng võng, bụng sệ ngày trước. Chắc chắn chúng ta sẽ có những bức tranh nghệ thuật mới hơn, hay hơn để ca ngợi cuộc sống mới đó. Tuy nhiên, những tranh lợn dân gian cổ vẫn sống mãi với thời gian, là di sản quý báu trong kho tàng văn hóa mà cha ông ta để lại.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |