Bằng những vần thơ bình dị, lời thơ da diết, hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm, bài cai dao "Gios đưa cành trúc la đà..." đã khắc họa một bức tranh thơ mộng, yên bình của thành Thăng Long xưa. Ấn tượng đầu tiên về cảnh săc nơi Thăng Long cổ kính là hình ảnh những lá trúc "la đà" trong làn gió nhẹ nhàng, tạo nên một cái dáng mềm mại, thơ mộng. Cảnh đẹp thật gợi cảm trong không khí thu mát mẻ, trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu, trầm bổng trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót trên cây. "Tiếng chuông Trấn Võ" vang vọng trong không gian tĩnh lặng, tiếng gà gáy từng canh, từng canh trên huyện Thọ Xương của tahnhf Thăng Long báo hiệu một ngày mới lại đến tạo cảm giác yên bình, thân thuộc nới thôn giã. Đây là thư pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Tiếng chuông ngân vang hòa tiếng gà gáy sáng cùng màn sương dày đặc bao phủ mặt nước hồ Tây làm cho mõi vật càng thêm mơ màng, thơ mộng hơn. Nghệ thuật đảo ngữ càng làm cho câu thơ thêm huyền ảo, lung linh. Ở dòng thơ cuối đã khắc họa hình ảnh cuộc sống lao động của người dân qua những nhịp chày giã dó ở làng Yên Thái. Và đặc biệt nhất là hình ảnh mặt gương Tây Hồ phẳng lặng , có thể soi như một tấm gương long lanh dưới ánh ban mai. Với âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của thể thơ lục bát thân thuộc đã góp phần khắc họa bức tranh tươi đẹp này và đồng thời thể hiện niềm tự hào, tình yêu, sự gắn bó của t/giả dân gian đối với thành Thăng Long và cũng như đối với quê hương đất nước. Qua đó bạn đọc như ngân vang trong lòng một khúc hát quê hương và tình yêu đối với cảnh sắc quê hương, đất nước. Bài ca dao cũng đã để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về thành Thăng Long, giúp ta thêm yêu, thêm tự hào về nét đẹp cổ kính của kinh đô ngàn năm.