Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay. Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
- Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ. Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
- Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?
- Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm. Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi:
- Đã chơi được với ai chưa?
- Chưa . Vợ lắc đầu nói một mình rằng:
- Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!
Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng: - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp: