Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý một bài thơ trào phúng

Lập dàn ý một bài thơ trào phúng
2 trả lời
Hỏi chi tiết
287
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
I. Giới thiệu chủ đề:
- Bài thơ trào phúng là một thể loại thơ mang tính chất châm biếm, mỉa mai, nhạo báng.
- Bài thơ trào phúng thường được sử dụng để phê phán, chỉ trích một cá nhân, một tình huống hoặc một vấn đề xã hội.

II. Phân tích cấu trúc bài thơ trào phúng:
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề, tình huống, cá nhân bị chỉ trích.
- Tạo sự hứng thú cho người đọc.

2. Phát triển nội dung:
- Sử dụng các hình ảnh, từ ngữ châm biếm, mỉa mai để chỉ trích, phê phán.
- Tạo ra những tình huống hài hước, gây cười để làm dịu đi tính chất châm biếm.

3. Kết thúc:
- Tổng kết lại ý kiến, quan điểm của tác giả.
- Để lại ấn tượng mạnh cho người đọc.

III. Ví dụ về dàn ý một bài thơ trào phúng:
1. Mở đầu:
- Giới thiệu về một cá nhân, một tình huống hoặc một vấn đề xã hội gây tranh cãi.
- Tạo sự tò mò, hứng thú cho người đọc.

2. Phát triển nội dung:
- Sử dụng các hình ảnh, từ ngữ châm biếm, mỉa mai để chỉ trích, phê phán.
- Tạo ra những tình huống hài hước, gây cười để làm dịu đi tính chất châm biếm.
- Sử dụng các phương thức biểu đạt như so sánh, ẩn dụ, nói ngược để tăng tính hài hước và sự châm biếm.

3. Kết thúc:
- Tổng kết lại ý kiến, quan điểm của tác giả.
- Để lại ấn tượng mạnh cho người đọc.

IV. Lưu ý khi viết bài thơ trào phúng:
- Tránh sử dụng ngôn từ quá thô tục, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của người khác.
- Sử dụng hài hước một cách nhẹ nhàng, không gây tổn thương đến người khác.

V. Kết luận:
- Bài thơ trào phúng là một thể loại thơ mang tính chất châm biếm, mỉa mai, nhạo báng.
- Để viết một bài thơ trào phúng, cần có sự sáng tạo, khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh.
- Viết bài thơ trào phúng cần tôn trọng quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của người khác.
1
0
Lê Nhi
11/12/2023 10:29:26
+5đ tặng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có).

2. Thân bài

Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày Thân bài theo một hệ thống ý tương đương.

- Phương án 1:

  • Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng)
  • Ý 2: Câu thơ thứ… (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng)
  • Ý…

- Phương án 2:

  • Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (đối tượng trào phúng, lí do khiến đối tượng bị phê phán…)
  • Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng…)

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
KHẢI NGUYỄN ĐỨC
11/12/2023 20:38:51
+4đ tặng

1. Mở bài:

- Nêu khái quát về nội dung bài thơ Nha lệ thương dân

- Giới thiệu về tác giả Kép Trà

- Trích thơ 

2. Thân bài:

- Nêu những đặc điểm nổi bật, phong cách sáng tác của tác giả Kép Trà. Nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Giải thích về định nghĩa thơ trào phúng? Tại sao tác giả lại lựa chọn thể thơ này để sáng tác nên tác phẩm?

- Khái quát về nội dung chính của toàn bộ bài thơ

- Phân tích nội dung bài thơ:

+ Hai câu thơ đề:

Miêu tả khung cảnh lũ lụt, mưa to, gió lớn ở làng quê, và cùng lúc đó những người dân nha lệ phải dùng hết sức lực để chống bão, lũ.

+ Hai câu thơ thực:

Hai câu thơ này đã lên án sự thật đáng buồn đến ghê tởm khi những bọn cầm quyền, thống trị không lo cho nhân dân mà còn lợi dụng lúc tình huống thiên tai để bòn rút của dân nghèo "nhai tre, nhai bạc, bắt trâu, bắt bò"

+ Hai câu thơ luận; 

Tiếng cười mỉa mai vang lên khi thấy những giai cấp thống trị, cầm quyền được ăn ngon, mặc đẹp, sống cuộc sống sung sướng sau khi cướp bóc của những người dân nghèo vô tội.

+ Hai câu thơ kết:

Khẳng định một điều rằng "còn đê, còn nước" thì dân sẽ mãi còn khổ vì sự tham lam, ích kỉ và tham nhũng của những người nắm quyền hành trong xã hội ngày xưa.

- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ? 

+ Lên án bọn giai cấp thống trị thối nát, mục rửa, tham nhũng, bòn rút nhân dân đến tận xương tuỷ. Đáng lí ra trong tình huống bão lụt họ phải là những người lo lắng cho nhân dân thì chỉ biết nghĩ đến bản thân của mình, mặc kệ sự sống chết của nhân dân.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật và sự độc đáo của bài thơ.

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ Nha lệ thương dân

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo