LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

13/12/2023 23:00:08

Có mấy thành phần không khí gần bề mặt đất? Kể tên

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 3:
a. Có mấy thành phần không khí gần bề mặt đất? Kể tên.
b. Trình bày đặc điểm các tầng khí quyển.
c. Trình bày đặc điểm các khối khi trên bề mặt đất.
d. Gió là gì? Kể tên các loại giỏ thường xuyên thổi trên Trái Đất.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
160
1
0
Thu Giang
13/12/2023 23:02:23
+5đ tặng
A. 

Các thành phần không khí gần bề mặt đất gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), Carbon dioxide (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.

B. 

Tầng đối lưu là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh. Phần lớn các hiện tượng mà con người gắn với thời tiết hàng ngày diễn ra ở tầng đối lưu[1]. Đặc trưng của tầng này thể hiện ở các dòng đối lưu của không khí nóng từ bề mặt bốc lên cao và lạnh đi. Hiện tượng đối lưu đã mang lại tên gọi cho tầng này.

 

Tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển trên Trái Đất và một số hành tinh.

Tầng bình lưu nằm ngay phía trên tầng đối lưu và ở phía dưới của tầng trung lưu. Ranh giới trên cùng của tầng này gọi là ranh giới bình lưu.

C. - Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. -
 Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
. - Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

D. 

- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu đai áp cao đến đai áp thấp.

- Các loại gió chính :

+ Gió Tín phong : là gió hoạt động liên tục trong năm thổi từ đai áp cao chí tuyến về xích đạo.Hướng gió ở nửa cầu Bắc là hướng Đông Bắc, nửa cầu Nam là hướng Đông Nam.

+ Gió Tây ôn đới : là gió thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp tại vĩ độ 60 độ.Hướng gió nửa cầu Bắc là hướng Tây Nam, nửa cầu Nam là hướng Đông Nam.

Gió Đông cực : là gió thổi từ cực Bắc và Nam về vĩ độ 60.Ở nữa cầu Bắc có hướng Đông Bắc, nửa cầu Nam có hướng Đông Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
kim chun sang
13/12/2023 23:04:40
+4đ tặng

a)

Thành phần của không khí gồm:

+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%

+ Khí ôxi: 21%

+ Hơi nước và các khí khác: 1%

- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa.

b)

Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :
a) Tầng đối lưu
Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu
Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
c) Tầng giữa
Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.
d) Tầng ion (tầng nhiệt)
Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài
Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.


c)

Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi (biến tính)

            - Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

            - Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

            - Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

            - Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

d)

Gió được định nghĩa là các luồng không khí chuyển động trong một phạm vi rộng với một quy mô lớn. Gió còn được hiểu sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Gió là một khối lớn không khí chuyển động trên bề mặt của Trái đất.

Có 3 loại gió chính :

- Gió Tín Phong : thổi từ áp cao chí tuyến 300 Bắc và Nam về cực thấp 00

- Gió Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 300 Bắc và Nam về áp thấp 600 Bắc và Nam

- Gió Đông cực : thổi từ áp cực 900 về áp thấp 600 Bắc và Nam Việt Nam có loại gió thổi thường xuyên là gió Tín Phong, vì Việt Nam nằm trong đới Nhiệt đới gió mùa và là nơi hoạt động của gió Tín Phong.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư