Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn diễn dịch của khổ 3 của bài thơ tiểu đội xe không kính

viết van diễn dịch của khổ 3 cảu bài thơ tiểu đội xe không kính,5 sao cho ai làm tốt
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
101
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm văn chương đặc sắc, tạo nên sự cảm động và suy tư sâu sắc về cuộc sống của những người lính trên chiến trường. Bài thơ gồm 3 câu, tôi sẽ viết một bài văn diễn dịch cho 3 câu này.

Câu thứ nhất của bài thơ nói về tiếng xe không kính của tiểu đội, đó là tiếng xe chở những người lính trên chiến trường. Tiếng xe không kính vang lên như một lời kêu gọi, nhắc nhở về sự hy sinh và trách nhiệm của những người lính. Đây là hình ảnh sống động về cuộc sống khó khăn và gian khổ của những người lính, nhưng cũng là biểu tượng cho sự kiên cường và quyết tâm của họ trong cuộc sống.

Câu thứ hai của bài thơ miêu tả về cảnh đồng quê, nơi mà tiểu đội xe không kính đi qua. Đồng quê là nơi thanh bình và yên tĩnh, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm và hy vọng của những người lính. Hình ảnh cánh đồng xanh mướt, những hàng cây xanh um tươi và những con đường nhỏ làm nổi bật sự tương phản giữa cuộc sống bình dị và cuộc sống khốn khó trên chiến trường.

Câu cuối cùng của bài thơ là câu kết, nó nhấn mạnh về sự tận hiến và lòng dũng cảm của những người lính. Dù cuộc sống trên chiến trường khắc nghiệt và đầy gian khổ, nhưng họ vẫn kiên trì và không chùn bước. Hình ảnh những người lính đi trên con đường đầy gai góc và khó khăn, nhưng vẫn tiến về phía trước, tạo nên một hình ảnh mạnh mẽ về sự quyết tâm và sự hy sinh của họ.

Tổng kết, bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm văn chương đáng để ngưỡng mộ. Qua việc diễn dịch 3 câu trong bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận được sự hy sinh và tinh thần quyết tâm của những người lính trên chiến trường. Bài thơ đã thành công trong việc khắc họa một hình ảnh sống động về cuộc sống và tinh thần của những người lính, đồng thời gửi gắm thông điệp về lòng yêu nước và tình đồng đội.
1
1
nguyễn minh trí
14/12/2023 23:00:53

Phạm Tiến Duật là nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của ông đa phần đều viết về hình tượng của người lính và những người con gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của ông là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, đặc biệt là ba khổ cuối của bài thơ.

Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 nằm trong tập Vầng trăng quầng lửa của ông. Với giọng điệu sôi nổi, tươi trẻ cùng hình tượng độc đáo, bài thơ đã khắc họa sống động hình ảnh của những người lính lái xe trên đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Họ là những chàng thanh niên trẻ tràn trề nhựa sống, luôn hiên ngang, lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn, hướng một lòng về miền Nam yêu quý. Ba khổ thơ cuối của bài thơ đã khắc họa rất thành công hình ảnh của những người lính lái xe với tình đồng chí đồng đội thắm thiết cùng tình thần, ý chí quyết tâm vì miền Nam ruột thịt.

Sau những chặng đường đầy gian khổ với những trận mưa bom, bão đạn, bụi đất, mưa tuôn "xối như ngoài trời", những người lính lái xe được trở về trong phút giây bình yên hiếm hoi giữa nơi chiến trường khói lửa này. Và trong những giây phút đó, tinh thần đồng chí đồng đội của họ hiện lên rạng ngời hơn bao giờ hết:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm"

Hình ảnh "những chiếc xe từ trong bom rơi" đã gợi lên cho chúng ta thấy không chỉ là sự khốc liệt của chiến tranh mà còn là sự gan góc, kiên cường của những người lính lái xe. Trải qua quãng đường dài với những "bom giật bom rung", những chiếc xe của những người lính lái xe giờ đây quây quần bên nhau thành một "tiểu đội". Những cái "bắt tay" vội vã "qua cửa kính vỡ rồi" đã thể hiện được tình đồng đội, đồng chí thắm thiết, gần gũi. Cái bắt tay không chỉ là lời chào hỏi mà còn là sự sẻ chia, lời động viên lẫn nhau của những người lính.

Không chỉ sẻ chia những khó khăn trong công việc, những người lính lái xe còn cùng nhau những khó khăn, ngọt bùi trong cuộc sống sinh hoạt:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm"

Bếp Hoàng Cầm là loại dã chiến được sử dụng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bếp Hoàng Cầm xuất hiện trong khổ thơ không chỉ gợi liên tưởng đến những giờ giải lao hiếm hoi, những bữa ăn chớp nhoáng của người lính lái xe mà còn là "phương tiện" gắn kết tình cảm đồng đội, đồng chí giữa những người lính. Họ quây quần bên nhau, cùng chung bát đũa, thân thiết giống như những người thân trong gia đình. Chính tình cảm chân thành của tình đồng chí đồng đội, tinh thần yêu nước đã trở thành nguồn động lực, sức mạnh to lớn để những người lính vượt qua những khó khăn của bom đạn và chiến thắng trước kẻ thù.

Sau những giờ nghỉ ngơi ít ỏi, cùng giấc ngủ chớp nhoáng trên những chiếc võng "mắc chông chênh trên đường xe chạy", những người lính lại tiếp tục cuộc hành trình chi viện cho miền Nam ruột thịt:

"Lại đi, lại đi trời xanh thêm"

"Lại đi, lại đi" gợi liên tưởng đến những chiếc xe không biết mệt mỏi, xuyên rừng, xuyên núi, vượt mưa bom bão đạn để về với miền Nam, cùng với đó là tinh thần mạnh mẽ, kiên cường, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh của những người lính lái xe. Hình ảnh "trời xanh" là một nét vẽ, một ẩn dụ vô cùng đẹp đẽ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bầu trời xanh ấy không chỉ tượng trưng cho sự sống mà còn là màu của tự do, hoà bình và độc lập. Những người lính lái xe dành hết mọi sức lực để tiến về phía "trời xanh" ấy, họ chiến đấu để giành lại bầu "trời xanh" hoà bình cho dân tộc Việt Nam.

Hai khổ thơ 5 và 6 đã cho chúng ta thấy được tình cảm đồng chí đồng đội hết sức gắn bó, chân thành của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ chỉ là những con người xa lạ, gặp nhau, bắt tay nhau trong tiếng cười qua ô cửa kính xe đã vỡ nhưng chỉ từng đó cũng đủ để tạo cho họ một tình cảm sâu sắc, thiêng liêng mà không phải ai cũng có được!

Trong khổ thơ cuối cùng, hình ảnh những chiếc xe không kính lại một lần nữa xuất hiện. Nếu như ở khổ thơ đầu tiên, nhà thơ chỉ nêu ra hình ảnh của những chiếc xe thiếu kính vì "bom giật bom rung", thì ở khổ cuối này, sự thiếu thốn ấy lại càng gia tăng gấp bội:

"Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"

Những chiếc xe vốn đã méo mó, thiếu thốn nay càng trở nên biến dạng hơn dưới sức hủy diệt của bom đạn kẻ thù. Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước gợi ra cái ác liệt của cuộc chiến tranh, qua đó còn làm nổi bật lên tinh thần hiên ngang, dũng cảm của những người lính lái xe. Dẫu xe có bị tàn phá đến biến dạng, hoạt động lái xe cũng gặp muôn vàn những khó khăn, thế nhưng những người lính vẫn giữ vững một niềm tin "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Hai từ "chỉ cần" ở đầu câu thơ cho thấy một thái độ ngang tàng, hiên ngang của những người lính. Những chiếc xe kia có biến dạng ra sao thì chỉ cần một người lính với trái tim nhiệt huyết thì nó vẫn sẽ tiến lên, hướng về miền Nam thân yêu. Nhịp thơ ở đây đột nhiên dồn dập, gấp gáp lạ thường, bởi vì nó chứa đựng sự sôi sục, ý chí của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Có lẽ đây là câu thơ hay nhất của cả bài thơ. Nó đã làm nổi bật lên hình tượng, ý chí và lòng quyết tâm chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn trong những năm tháng ấy.

Với chất liệu hiện thực cùng một giọng thơ tươi vui, tự nhiên, khoẻ khoắn, bài thơ đã khắc hoạ vô cùng thành công hình ảnh của những người lính lái xe ngàng tàng mà trẻ trung, lạc quan, yêu đời. Nhịp thơ biến hoá linh hoạt, lúc nhanh, dồn dập, khi lại chậm rãi, yên bình, phù hợp với nhịp tiến hành quân của đoàn xe "không kính". Những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ cũng góp phần khắc hoạ thành công hình tượng của những người lái xe Trường Sơn năm xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Lê Nhi
15/12/2023 08:41:06
+4đ tặng

Đoạn thơ trên trích trong ''Bài thơ về tiểu đổi xe không kính '' được Phạm Tiến Duật - nhà thơ quân đội - sáng tác - đã làm rõ vẻ đẹp của người lính là vẻ đẹp ở tư thế ra trận đầy khốc liệt trộn không lẫn của tuyến đường vạn tải có môt không hai trên thé giới , với một phí phách lái xe bất chấp mọi bom đạn , nắng mưa , khói bụi , đói ăn , đói ngủ . Bài thơ khắc họa nổi bật những người lính lái xe ở Trương Sơn trong thơi kì chống Mĩ cứu nước , vơi tư thế hiên ngang , tinh thần dũng cam , thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ nguy hiểm , niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý trí chiến đấu giải phóng niềm Nam . Vẻ đẹp độc đáo đươc thể hiển rất hay trong 2 khổ thơ thứ 3 , 4 của bài thơ .

Không có khính ừ thì có bụi

......

Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.

Khổ thơ trên đã làm rõ thiên nhiên còn là sự khốc liệt của bụi , gió , mưa , nhưng với một thái độ ngang tàng thách thức bất chấp mọi gian khổ , khó khăn với tinh thân quả cảm , người chiến sĩ lái xe buông nhưng tiếng chắc gọn ''không có ... ừ thì '' như một lời nói thương , nôm na mà cứn cỏ biến những khó khăn thành điều thú vị . với ý nghĩa táo tợn '' Chưa cần ... cây số nữa '' . Giọng nang tàn , bất chấp thể hiện rõ trong cấu trúc từ lặo : '' không có kính ừ thì ... chưa cần '' và trong các chi tiết '' phì phèo châm điếu thuốc '' , '' cười ha ha '' hay '' lái trăm cây số nữa '' giữa đường Trường Sơn đầy bom đạn , đèo dốc , gió bụi , mưa có thể gây bao khó khăn . Tình cảm của các anh được miêu tả rất chân thực : ''nưa tuôn, mưa xối như ngoài trời '' , nhưng người chiến sĩ đã bình thường hóa cái không bthương đó và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng , cùng tinh thần trách nhiệm rất cao . Họ chap nhận gian khổ như một điều tất yếu , khó khăn không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ . hả của họ mang mọt vẻ đẹp kiên cường .

Lê Nhi
Nếu thấy hay hãy like + chấm điểm cho mình nhé :>>>

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư