Khi lịch sử phát triển thì điều đó cũng có nghĩa là: “Văn minh Ấn Độ cũng sẽ có ảnh hưởng đối với Đông Nam Á và đối với lịch sử nhân loại”.
Bởi vì: Đông Nam Á là khu vực có nền văn minh, văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, sự tiếp thu trong quá trình giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới nói chung và các nước lớn nói riêng như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Phương Tây. Các giá trị văn minh, văn hóa trong quá trình giao lưu đã mang đến cho Đông Nam Á một nền văn minh, văn hóa đa dạng, đặc sắc và ý nghĩa.
Nền văn minh Ấn Độ có nhiều ảnh hưởng đến các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ảnh hưởng rõ nhất là Vương quốc Campuchia. Văn minh, văn hóa nước Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo. Suốt chiều dài lịch sử của Campuchia các luồng tư tưởng tôn giáo này chi phối cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống cả vật chất lẫn tinh thần. Từ những công trình kiến trúc nguy nga lộng lẫy nổi tiếng thế giới như quần thể Angkor – di sản văn hóa, văn minh thế giới cho đến các kiến trúc nhà ở, trường học; từ những điệu nhảy truyền thống trong các ngày lễ hội trọng đại của quốc gia cho đến những bài hát ru con ngủ của các bà các mẹ cũng đậm đà “hương vị” của tôn giáo.
Văn minh Ấn Độ đã ảnh hưởng tới các quốc gia Đông Nam Á ở những lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc – điêu khắc…
– Ví dụ:
+ Trên cơ sở các chữ viết cổ của Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng (ví dụ: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ…).
+ Các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo… được du nhập vào Đông Nam Á
+ Cư dân Đông Nam Á xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, theo phong cách kiến trúc tôn giáo của Ấn Độ.
Ví dụ: Đền Bô-rô-bu-đua (ở In-đô-nê-xi-a); thánh địa Mỹ Sơn (ở Việt Nam)…