Câu 1: Khám phá lịch sử giúp con người hiểu biết được
A. bản chất của xã hội. B. vai trò của lịch sử.
C. văn minh nhân loại. D. khả năng của bản thân.
Câu 2: Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản văn hóa là kết quả nghiên cứu
A. Văn học. B. Sử học. C. Địa lí. D. Toán học.
Câu 3: Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi…di sản được xem là nhiệm vụ
A. thường xuyên. B. trước mắt. C. xuyên suốt. D. lâu dài.
Câu 4: Du lịch có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa?
A. Tổ chức thực hiện. B. Can thiệp trực tiếp.
C. Nguồn lực hỗ trợ. D. Hoạch định đường lối.
Câu 5: Chữ Phạn của người Ấn Độ có tên gọi khác là
A. Chữ Hangul. B. Chữ Xi-ri. C. Chữ Sankrít. D. Chữ Hin-đi.
Câu 6: Kim Tự Tháp là công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh
A. Ai Cập. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Lưỡng Hà.
Câu 7: Tôn giáo nào là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa?
A. Nho giáo. B. Hồi giáo. C. Phật giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất ý nghĩa to lớn những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại?
A. Đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới sau này.
B. Là cơ sở để các nhà khoa học có tên tuổi phát huy tài năng của mình cống hiến cho nhân loại.
C. Từ đây những hiểu biết có từ hàng ngàn năm trước mới thực sự trở thành ngành khoa học.
D. Mở ra những hiểu biết mới về tri thức mà trước đây con người chưa biết hoặc còn mơ hồ.
Câu 9. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở đâu?
A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D. Mỹ.
Câu 10: Một trong những thành tựu tiêu biểu lĩnh vực giao thông vận tải của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là?
A. máy hơi nước. B. đầu máy xe lửa. C. con thoi bay. D. máy bay.
Câu 11: Hai nền văn minh cổ đại phương Đông và văn minh cổ đại phương Tây đều
A. đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực và có độ chính xác cao.
B. đạt được nhiều thành tựu và để lại những giá trị lớn cho nền văn minh nhân loại.
C. thể hiện sự sáng tạo của con người trong lĩnh vực toán học là vốn quý nhất.
D. bắt nguồn từ những lưu vực sông lớn với nghề nông nghiệp là chủ yếu.
Câu 12: Phong trào Văn hóa Phục hưng có tác dụng đích thực gì đối với châu Âu thời hậu kỳ Trung đại?
A. Cổ vũ và mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển cao hơn sau này.
B. Cổ vũ và mở đường cho văn hóa phương Tây phát triển cao hơn sau này.
C. Cổ vũ và mở đường cho văn hóa I-ta-li-a phát triển mạnh mẽ.
D. Cổ vũ và mở đường cho văn hóa Đức phát triển cao hơn.
Câu 13: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên giai cấp tư sản chống thế lực phong kiến suy tàn.
B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Câu 14: Nội dung nào lí giải không đúng nguyên nhân khiến Italia trở thành quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng?
A. Italia là quê hương của nền văn minh Rô-ma cổ đại do đó còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa.
B. Sự phát triển về kinh tế ở Italia đã tạo điều kiện vật chất cho những tiến bộ của tri thức và nghệ thuật.
C. Tại một số thành thị của Italia, giai cấp tư sản nắm chính quyền và tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống Giáo hội Cơ Đốc.
D. Italia là nơi giao thoa của các nền văn hóa Đông - Tây, có điều kiện tiếp thu những trào lưu văn hóa mới.
Câu 15. Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là
A. nhà hát, sân vận động. B. nhà thờ, bến cảng, sân vận động.
C. Cung điện, đền thờ và kim tự tháp. D. Vườn hoa, nhà hát, đền chùa.
Câu 16. Người Ai Cập cổ đại làm ra giấy từ loại cây nào?
A. Pa-pi-rút. B. Tre, trúc. C. Ô-liu. D. Chà là.
Câu 17. Trong Toán học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực nào?
A. Hình học. B. Đại số. C. Toán logic D. Giải tích.
Câu 18. Sự ra đời của chữ viết ở Ai Cập cổ đại, không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin.
B. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.
C. Là phương thức để thống nhất các công xã nông thôn.
D. Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa cổ đại.
Câu 19: Những lĩnh vực nào có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hóa, xã hội, chính trị của cư dân Ai Cập cổ đại?
A. Dân cư, xã hội. B. Tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Chữ viết, văn học. D. Ngôn ngữ, âm nhạc.
Câu 20: Phát minh kĩ thuật nào của Trung Hoa được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực hàng hải? ?
A. Thuốc súng. B. La bàn. C. Giấy. D. Kĩ thuật in.
Câu 21: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời và có ảnh hường sâu sắc đến văn minh thế giới?
A. Nền văn minh Ai Cập. B. Nền văn minh Lưỡng Hà.
C. Nền văn minh Trung Hoa. D. Nền văn minh Hy Lạp - La Mã.
Câu 22: Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại?
A. Lăng Ta-giơ Ma-han. B. Khải hoàn môn.
C. Đền Pác-tê-nông. D. Đấu trường Cô-li-dê.
Câu 23: Hai bộ sử thi nổi tiếng của cư dân Hy Lạp cổ đại là
A. I-li-át và Ô-đi-xê. B. Đăm săn và Gin-ga-mét.
C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta. D. Ram-ma Khiên và Riêm-kê.
Câu 24: Phong trào văn hóa Phục hưng thế kỷ XIV – XVII đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực
A. khoa học tự nhiên. B. văn học, nghệ thuật.
C. kinh tế và xã hội. D. chính trị và lịch sử.
Câu 25: Ph. Ăng – ghen nhận định “văn hoá Phục hưng” là
A. một cuộc tấn công lên trời.
B. một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại.
C. cuộc cách mạng về chính trị.
D. cuộc cách mạng về đấu tranh văn hóa, tư tưởng.
Câu 26: Muốn hiểu đúng đắn và đầy đủ về lịch sử cần có
A. thay đổi tương lai. B. quá trình lâu dài.
C. định hướng nghề nghiệp. D. thực hành thí nghiệm
Câu 27: Khám phá lịch sử giúp con người hiểu biết được
A. bản chất của xã hội. B. vai trò của lịch sử.
C. văn minh nhân loại. D. khả năng của bản thân.
Câu 28: Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản văn hóa của mỗi quốc gia là
A. chăm sóc, giữ gìn di sản, làm mới. B. ưu tiên phát huy giá trị di sản.
C. sửa chữa theo hướng hiện đại. D. bảo vệ, bảo quản, tu bổ di sản.
Câu 29. Ra đời từ thiên niên kỷ thứ II TCN, chữ viết cổ của nền văn minh nào dưới đây là hệ chữ viết duy nhất được sử dụng qua hàng ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay?
A. Ấn Độ. B. Trung Hoa. C. Lưỡng Hà. D. Hy Lạp.
Câu 30. Tác giả của vở kịch: “Rô-mê-ô và Giu-li-et” là:
A. Xec-van-tec. B. A. Đan-tê. C. Sô-phốc. D. Sếch-xpia.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1 Khám phá lịch sử giúp con người hiểu biết được
A. bản chất của xã hội. B. vai trò của lịch sử.
C. văn minh nhân loại. D. khả năng của bản thân.
Câu 2: Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản văn hóa là kết quả nghiên cứu
A. Văn học. B. Sử học. C. Địa lí. D. Toán học.
Câu 3: Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi…di sản được xem là nhiệm vụ
A. thường xuyên. B. trước mắt. C. xuyên suốt. D. lâu dài.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |