Bối cảnh lịch sử
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc
+ Chúa Trịnh cho xây nhiều chùa lớn, hao tốn sức người, sức của
+ Hoạn quan trong phủ ngạo mạn, hách dịch
- Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đê vỡ,… làm cho sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, điêu tàn
-> Bùng nổ phong trào nông dân
Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII
- Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân:
Nguyễn Hữu Cầu
(1741-1751)
- Địa bàn: Đồ Sơn, Văn Đón...
- Diễn biến: Từ Đồ Sơn, Văn Đón, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.
Hoàng Công Chất
(1739-1769)
Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được
nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.
Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống saukhi ông mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi
nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.
- Kết quả: Thất bại
- Ý nghĩa: Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công; buộc chúa Trịnh phải nhượng bộ
- Tác động: Giáng đòn mạnh mẽ và đẩy chính quyền Lê – Trịnh lún sâu vào khủng hoảng; chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII.