Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề xuất các biện pháp canh tác trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

Đề xuất các biện pháp canh tác trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
79
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón tự nhiên để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời, sử dụng các loại phân bón tự nhiên như phân bón lá, phân bón vi sinh để tăng cường sức đề kháng của cây trồng.

2. Sử dụng phương pháp canh tác sinh học: Sử dụng các loại vi khuẩn, nấm, côn trùng có lợi để phòng trừ sâu bệnh hại. Ví dụ như sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis để phòng trừ sâu đục thân, sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ sâu đục rễ.

3. Sử dụng phương pháp canh tác cơ bản: Đảm bảo vệ sinh môi trường canh tác, như làm sạch vùng canh tác, loại bỏ các cây trồng bị nhiễm bệnh, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu có hại cho môi trường.

4. Sử dụng phương pháp canh tác vùng: Tạo ra các vùng canh tác khác nhau để tránh sự lây lan của sâu bệnh hại. Ví dụ như canh tác xen canh, canh tác hỗn hợp, canh tác theo chu kỳ.

5. Sử dụng phương pháp canh tác vật lý: Sử dụng các biện pháp vật lý như lắp đặt lưới che, lắp đặt bẫy để ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh hại.

6. Sử dụng phương pháp canh tác hóa học: Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn và hiệu quả để phòng trừ sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1
0
Ngoc Trinh
28/12/2023 16:42:21
+5đ tặng

1. Luân canh, xen canh cây trồng: Trong khi thực hiện luân canh, thay đổi luân phiên các loại cây trồng trên đồng ruộng sẽ tạo ra khả năng ngăn ngừa được sự tích lũy của sâu bệnh. Đối với những loài sinh vật chỉ chuyên gây hại trên một loài cây (hoặc một số giống cây), khi gặp các loài cây trồng hoặc giống cây trồng khác, chúng không thể phát triển được, cho nên bị chết nhiều.

Chọn cây trồng thích hợp để luân, xen canh có thể loại trừ được các loài sinh vật gây hại chuyên tính hoặc hạn chế tác hại của chúng đến mức thấp nhất. Một số loài cây có khả năng tiết ra các chất kháng sinh vào đất, có thể tiêu diệt một số loài vi sinh vật và tuyến trùng trong đất.

2. Cơ cấu cây trồng và bố trí phân bố cây trồng trên đồng ruộng: Khi gặp điều kiện thuận lợi, các loài sinh vật gây hại cho cây phát triển mạnh, chúng sinh sản hàng loạt và tạo thành các trận dịch. Đối với từng loại sinh vật gây hại, không phải loài cây nào cũng dùng làm thức ăn được, mà chúng chỉ có thể dùng những loài cây nhất định làm thức ăn. Vì vậy, khi trên đồng ruộng có nhiều loài cây khác nhau, sự phát triển của loài sâu bệnh gây hại sẽ gặp trở ngại khi chúng gặp loài cây không dùng làm thức ăn được.

Không trồng những loài cây có họ hàng gần nhau có cùng những đặc tính giống nhau, ở sát cạnh nhau, vì như vậy các loài sinh vật gây hại có thể từ loài cây này lan sang loài cây kia để gây hại. Ví dụ: Không trồng khoai tây bên cạnh cây cà chua để tránh sự lây lan của bệnh mốc sương, không trồng đỗ tương gần đỗ trắng để tránh lây lan bệnh gỉ sắt …

3. Chế độ làm đất: Cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và diệt cỏ dại trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ các loài sinh vật gây hại sống và tồn tại trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt một số loài sinh vật gây hại được đưa từ các lớp đất dưới sâu lên trên mặt đất.

4. Thời vụ gieo trồng: Tạo nên sự lệch pha và tình trạng không thật thuận lợi đối với sự phát triển của các loài gây hại; làm giảm mức độ gây ô nhiễm cho môi trường. Bố trí hợp lý thời vụ còn tạo thêm điều kiện để sử dụng tốt tài nguyên khí tượng thủy văn, phân bố lao động đều theo thời gian và khai thác tốt tiềm năng đất đai.

5. Phân bón: Để đảm bảo nông nghiệp sạch, cần tăng cường bón phân hữu cơ, kết hợp sử dụng các loại phân vô cơ (hóa học) cân đối, hợp lý để tăng năng suất, chất lương nông sản. Tuy nhiên không nên bón quá nhiều đạm cho cây trồng, vì đạm thừa làm cho cây chậm thành thục, quả chậm chín; tạo điều kiện cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.

          6. Các biện pháp chăm sóc, vun xới, tỉa cành, bấm ngọn: Những biện pháp này có mục đích chính là nhằm thúc đẩy và điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để đạt năng suất kinh tế cao.

Như vậy, các biện pháp kỹ thuật canh tác có nhiều ý nghĩa đối với nông nghiệp bền vững. Nếu được thực hiện hợp lý, đúng kỹ thuật sẽ tạo ra môi trường “sạch” cho cây trồng phát triển và có nhiều khả năng tác động ngăn ngừa sự gây hại của các loài sâu bệnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Công nghệ Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư