- Sự đa dạng về địa hình và đất đai có nhiều tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân Đông Nam Á. Cụ thể là:
+ Khu vực đồi núi: Có nhiều quan đẹp và đất feralit,… thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,... Tuy nhiên, đặc điểm địa hình gây khó khăn cho phát triển giao thông, định cư. Trong quá trình canh tác cần lưu ý vấn đề xói mòn, sạt lở đất.
+ Khu vực đồng bằng: Với đất phù sa màu mỡ, có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Đây cũng là nơi thuận lợi để định cư, tiến hành các hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, do khu vực đồng bằng có địa hình thấp nên dễ ngập lụt, xâm nhập mặn.
- Sự phân hóa đa dạng về khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nơi xảy ra các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
- Sự đa dạng về sinh vật tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp, thủy sản, du lịch. Tuy nhiên, khai thác cái nguyên sinh vật cần chú ý đến vấn đề môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.
- Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường.
- Biển là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển một ngành kinh tế biển như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển và du lịch biển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các ngành kinh tế này cần chú ý đến một số các vấn đề liên quan đến bảo vệ nguồn tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường biển.