Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao mặt trăng lại có màu đỏ?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
552
0
0
Thanh Hiền
11/11/2018 17:43:30
Nguyệt thực toàn phần hay còn đươc gọi là Mặt Trăng máu là hiện tượng thiên văn xảy ra khi Trái Đất che phủ hoàn toàn ánh sáng chiếu từ Mặt Trời tới Mặt Trăng (Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thành một đường thẳng tuyệt đối). Trái Đất của chúng ta có kích thước đủ lớn để có thể che được một Mặt Trời to gấp 3 lần Mặt Trời hiện nay. Nhưng tại sao khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng mà chúng ta quan sát được từ Trái Đất không có màu đen mà lại có màu từ cam sáng tới đỏ rực như máu? Theo lý giải của các nhà khoa học, khi Trái Đất đứng chính giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì các tia sáng chiếu từ Mặt Trời vẫn có thể “lượn” qua bề mặt của Trái Đất và phản chiếu lên Mặt Trăng. Các tia sáng được phản chiếu bởi bầu khí quyển của Trái Đất tạo ra màu đỏ của Mặt Trăng. Cụ thể, các tia sáng từ Mặt Trời đập vào bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại đi tới Mặt Trăng và tạo ra màu đỏ giống với màu đỏ của bình minh. Khi đó, bầu khí quyển của Trái Đất đóng vai trò giống như một kính lọc, toàn bộ ánh sáng xanh có bước sóng ngắn bị lọc ra, chỉ có các ánh sáng đỏ/cam có thể đi tới Mặt Trăng. Theo các nhà khoa học tại NASA, màu sắc của Mặt Trăng khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần bị ảnh hưởng khá lớn bởi "kính lọc" là bầu khí quyển và các nguồn sáng bất thường của Trái Đất, ví dụ núi lửa phun trào sẽ làm cho Mặt Trăng đỏ đậm hơn mức bình thường. Trong quá trình xảy ra nguyệt thực, Mặt Trăng sẽ có các màu khác nhau, chuyển dần từ xám sang cam và cuối cùng là hổ phách

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nguyễn trà my
11/11/2018 19:18:55
Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn khá kỳ thú mà có lẽ ai trong chúng ta cũng có ít nhất một lần chiêm ngưỡng. Chúng ta đều biết rằng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng của Trái Đất. Thế nhưng như vậy tại sao Mặt Trăng không tối hẳn luôn mà lại nhuộm màu đỏ?
Chính màu đỏ này đã tăng thêm sự huyền bí và khiến người xưa khiếp sợ, người ta cũng dùng cách gọi “trăng máu” ( blood moon) để nói về hiện tượng này. Vậy vì đâu mặt trăng lại trở nên đỏ sẫm đáng sợ như vậy?
Đó chính là do hiện tượng tán xạ Rayleigh của bầu khí quyển Trái Đất. Khi ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển, các ánh sáng có bước sóng ngắn như xanh, tím sẽ dễ bị tán xạ đi các phương khác nhau, còn các ánh sáng có bước sóng dài như đỏ, cam sẽ ít bị tán xạ hơn.
Cụ thể, trong tán xạ Rayleigh hệ số tán xạ sẽ tỷ lệ thuận với lũy thừa 6 của kích thước hạt trung bình và tỷ lệ nghịch với lũy thừa 4 của bước sóng ánh sáng. Như vậy trong cùng một môi trường (ở đây là khí quyển), các ánh sáng có bước sóng dài sẽ có nhiều khả năng xuyên qua hơn mà không bị “tán” đi mất.
Do đó ánh sáng khi xuyên qua bầu khí quyển sẽ có phổ màu dịch chuyển về phía đỏ. Ánh sáng này khi chiếu lên Mặt Trăng sẽ làm cho nó nhuộm màu đỏ sẫm kinh dị.
0
0
Li Koi
11/11/2018 19:57:41
Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra là do ánh sáng Mặt Trời đã “lượn” qua bầu khí quyển Trái Đất và phản chiếu lên Mặt Trăng. Trong hành trình đó, ánh sáng sẽ bị lọc bởi không khí và khói bụi trên Trái Đất. Ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ bị lọc ra, chỉ còn lại ánh sáng có bước sóng dài đến được Mặt Trăng. Trong đó, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra Mặt Trăng có màu đỏ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×