Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sinh học - Lớp 9
10/01 21:50:14

Các phương pháp chọn lọc

<mọi người cho em xin một số câu hỏi về "các phương pháp chọn lọc" trong bài 36 được không ạ, do mai em có bài thuyết trình>
2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
51
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tất nhiên, dưới đây là một số câu hỏi về "các phương pháp chọn lọc" trong bài 36:

1. "Các phương pháp chọn lọc" là gì?
2. Tại sao chúng ta cần sử dụng các phương pháp chọn lọc?
3. Hãy liệt kê một số phương pháp chọn lọc phổ biến?
4. So sánh và đánh giá các phương pháp chọn lọc khác nhau?
5. Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng các phương pháp chọn lọc?
6. Các phương pháp chọn lọc có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tiến hóa?
7. Các phương pháp chọn lọc có thể được áp dụng trong lĩnh vực nào khác ngoài sinh học?
8. Hãy đưa ra ví dụ cụ thể về việc sử dụng các phương pháp chọn lọc trong thực tế?
9. Các phương pháp chọn lọc có thể gây ra những vấn đề đạo đức hay xã hội không?
10. Tương lai của các phương pháp chọn lọc là gì?

Chúc bạn thành công với bài thuyết trình của mình!
0
0
Huy Bùi
10/01 22:05:31
+5đ tặng

Câu 1: Chọn giống vật nuôi là:

A. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực lại làm giống.

B. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi cái lại làm giống.

C. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống.

D. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi còn bé lại làm giống.

Đáp án: C. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống.

Giải thích: (Chọn giống vật nuôi là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống – SGK trang 89)

Câu 2: Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: A. 2

Giải thích: (Có 2 phương pháp chọn giống vật nuôi:

- Chọn lọc hàng loạt

- Kiểm tra năng suất – SGK trang 89)

Câu 3: Phương pháp đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống là loại phương pháp nào?

A. Chọn lọc hàng loạt.

B. Kiểm tra năng suất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: A. Chọn lọc hàng loạt.

Giải thích: (Phương pháp đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống là loại phương pháp chọn lọc hàng loạt – SGK trang 89)

Câu 4: Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản xuất của vật nuôi như:

A. Cân nặng

B. Sản lượng trứng

C. Sản lượng sữa

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D. Tất cả đều đúng

Giải thích: (Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản xuất của vật nuôi như:

- Cân nặng

- Sản lượng trứng

- Sản lượng sữa – SGK trang 89)

Câu 5: Phương pháp được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống là:

A. Chọn lọc hàng loạt.

B. Kiểm tra năng suất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: B. Kiểm tra năng suất.

Giải thích: (Phương pháp được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống là kiểm tra năng suất – SGK trang 89)

Câu 6: Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn nào sau đây, trừ:

A. Cân nặng.

B. Mức tiêu tốn thức ăn.

C. Độ dày mỡ bụng.

D. Độ dày mỡ lưng.

Đáp án: C. Độ dày mỡ bụng.

Giải thích: (Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn:

- Cân nặng.

- Mức tiêu tốn thức ăn.

- Độ dày mỡ lưng – SGK trang 89)

Câu 7: Ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn nào?

A. 90 – 300 ngày

B. 10 – 100 ngày

C. 200 – 400 ngày

D. 50 – 200 ngày

 

Đáp án: A. 90 – 300 ngày

Giải thích: (Ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn 90 – 300 ngày – SGK trang 89)

Câu 8: Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chóng lớn.

B. Có tính ấp bóng.

C. Đẻ nhiều trứng.

D. Nuôi con khéo.

Đáp án: B. Có tính ấp bóng.

Giải thích: (Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm: Có tính ấp bóng (ấp không có trứng) – SGK trang 89)

Câu 9: Có mấy biện pháp quản lí giống vật nuôi?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Đáp án: B. 4

Giải thích: (Có 4 biện pháp quản lí giống vật nuôi:

- Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi

- Phân vùng chăn nuôi

- Chính sách chăn nuôi

- Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình – SGK trang 90)

Câu 10: Trong các biện pháp quản lí giống vật nuôi, biện pháp nào là cần thiết nhất?

A. Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.

B. Phân vùng chăn nuôi.

C. Chính sách chăn nuôi.

D. Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi.

Đáp án: D. Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đỗ My
11/01 13:06:13
+4đ tặng

Câu 1: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là

A. làm nâng cao năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng.

B. tạo ra giống mới góp phần phát triển chăn nuôi, trồng trọt.

C. phục hồi các giống đã thoái hóa, tạo giống mới hoặc cải tạo giống cũ.

D. loại bỏ các giống đã cũ và bị thoái hóa.

Đáp án: D

Giải thích:

- Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là:

+ Loại bỏ các giống đã có biểu hiện thoái hóa rõ rệt.

+ Đánh giá, chọn lọc các giống đột biến, các biến dị tổ hợp.

- Chọn lọc trong chọn giống không có vai trò tạo giống, phục hồi giống cũng như là nâng cao năng suất của giống.

Câu 2: Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là

A. đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.

B. chỉ chọn lọc dựa trên kiểu hình.

C. chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu.

D. tất cả các đặc điểm trên.

 

Giải thích:

Phương pháp chọn lọc hàng loạt có đặc điểm là:

- Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.

- Chỉ chọn lọc dựa trên kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.

- Chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.

Câu 3: Nhược điểm của chọn lọc cá thể là

A. giá thành cao, không được áp dụng phổ biến.

B. khó tiến hành.

C. đòi hỏi kĩ thuật cao.

D. cả A, B, C.

Câu 4: Đặc điểm nào là ưu điểm của chọn lọc cá thể?

A. Giá thành thấp.

B. Dễ thực hiện.

C. Kết quả nhanh.

D. Có thể áp dụng rộng rãi cả thực vật và động vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, đạt kết quả nhanh.

Câu 5: Hoạt động nào sau đây không có ở chọn lọc hàng loạt?

A. Có sự đánh giá kiểu hình ở đời con.

B. Có thể tiến hành chọn lọc một lần hay nhiều lần.

C. Con cháu của các cá thể chọn giữ lại được nhân lên theo từng dòng riêng rẽ.

D. Thực hiện đối với cây tự thụ phấn và cây giao phấn.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong chọn lọc hàng loạt, con cháu của các cá thể chọn giữ lại được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai về đặc điểm của chọn lọc hàng loạt?

A. Chọn lọc hàng loạt có nhược điểm là chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.

B. Phương pháp chon lọc hàng loạt đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.

C. Chọn lọc hàng loạt thường chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.

D. Chọn lọc hàng loạt chỉ được áp dụng ở thực vật.
 

Đáp án: D

Giải thích:

Chọn lọc hàng loạt có thể áp dụng được trên cả thực vật và vật nuôi.

Câu 7: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống lúa của một số nông dân:

- Gieo trồng giống khởi đầu.

- Chọn những cây ưu tú để làm giống cho vụ sau.

- Hạt của mỗi cây được gieo trồng riêng thành từng dòng.

- So sánh năng suất, chất lượng của các dòng với nhau, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn ra dòng tốt nhất.

Các thao tác nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

A. Chọn lọc cá thể.

B. Chọn lọc hàng loạt một lần.

C. Chọn lọc hàng loạt hai lần.

D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần.
 

Đáp án: D

Giải thích:

Các thao tác trên là phương pháp chọn lọc cá thể một lần.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt là hai phương pháp chọn lọc cơ bản trong chọn giống.

B. Chọn lọc hàng loạt chỉ được áp dụng ở thực vật.

C. Chọn lọc cá thể không được áp dụng ở động vật.

D. Chọn lọc hàng loạt đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao hơn chọn lọc cá thể.
 

Đáp án: A

Giải thích:

A. Đúng. Chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt là hai phương pháp chọn lọc cơ bản trong chọn giống.

B. Sai. Chọn lọc hàng loạt được áp dụng ở cả thực vật và vật nuôi.

C. Sai. Chọn lọc cá thể vẫn được áp dụng ở động vật thường là kiểm tra đực giống qua đời con.

D. Sai. Chọn lọc hàng loạt đơn giản, dễ làm nhưng hiệu quả không cao hơn chọn lọc cá thể.

Câu 9: Đâu không phải là vai trò của chọn lọc trong chọn giống?

A. Tạo giống đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất và tiêu dùng.

B. Tạo giống có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao.

C. Loại bỏ các giống đã cũ và bị thoái hóa.

D. Tạo ra các giống mới phục vụ phát triển chăn nuôi, trồng trọt
Đáp án: D

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo