Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến


Phân tích bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến. Từ đó em hãy chỉ ra điểm giống nhau trong cách thể hiện cảnh thu, tình thu trong bài thơ “Thu vịnh” và “Thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Cho em xin một số key để làm bài này với ạ

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.148
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để phân tích bài thơ "Thu vịnh" của Nguyễn Khuyến và so sánh với bài thơ "Thu điếu" của cùng tác giả, bạn có thể sử dụng các key sau:

1. Tác giả và thời đại:
- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng thời kỳ phục hưng văn hóa Việt Nam.
- Thời kỳ phục hưng văn hóa là giai đoạn nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1976), khi nền văn hóa Việt Nam trở lại sau thời kỳ thực dân Pháp.

2. Tình cảm và cảnh thu:
- Cảnh thu trong cả hai bài thơ đều được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sắc sảo.
- Tình cảm thu được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ, và cảm xúc của tác giả.

3. Sự tương đồng trong cách thể hiện:
- Cảnh thu được miêu tả qua những hình ảnh tự nhiên như lá vàng rơi, gió thổi nhè nhẹ, ánh nắng vàng ươm.
- Tác giả sử dụng những từ ngữ tượng trưng, hình ảnh mơ hồ và nhẹ nhàng để tạo nên không khí thu vừa lãng mạn vừa buồn bã.
- Cảnh thu được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng của mình, như sự lặng lẽ, cô đơn, và nhớ nhung.

4. Sự khác biệt trong cách thể hiện:
- Bài thơ "Thu vịnh" tập trung vào việc miêu tả cảnh thu và tình cảm của tác giả, trong khi "Thu điếu" tập trung vào việc gửi gắm thông điệp về tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc.
- "Thu điếu" có một sự lạc quan và động viên, trong khi "Thu vịnh" mang một tâm trạng buồn bã và cô đơn.

5. Ý nghĩa của bài thơ:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện tình cảm và tâm trạng của tác giả thông qua cảnh thu, nhưng có thể có những ý nghĩa khác nhau.
- "Thu vịnh" có thể thể hiện sự nhớ nhung, cô đơn và tương tư, trong khi "Thu điếu" thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương.

Lưu ý: Bạn cần đọc và hiểu rõ hai bài thơ để có thể phân tích và so sánh chi tiết hơn.
1
1
Hồng Anh
11/01 21:29:33
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
bngocc_đz
11/01 21:30:21
+4đ tặng

Nguyễn Khuyến- một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, những khung cảnh, đời sống của làng quê được ngòi bút tinh tế của ông khắc lên vừa có hồn lại vừa vẻ nên được những bức ảnh làng quê vô cùng lãng mạn, trữ tình. Bằng ngòi bút tả cảnh ngụ tình đã khiến cho biết bao tác phẩm của ông đi vào lòng người. Đặc biệt là chùm thơ thu, với Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm đã để lại những dấu ấn khá sâu đậm và đi vào lòng người bằng những hình ảnh, những nét đặc trưng tiêu biểu của mùa thu. Và với bài thơ Thu vịnh, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Ở đây, khác hẳn với những trời thu trong “Thu điếu” và “Thu ẩm”, trời thu của Thu vịnh được mở đầu là một khung cảnh cao vút và thăm thẳm của trời thu, và xen vào đó là cái se se lạnh của mùa thu. Với cái nền là bầu trời bao la “xanh ngắt”, “ mấy tầng cao” nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Và hình ảnh động của gió hắt hiu như chứa chất tâm trạng bên trong. Mở đầu như vậy khiến cho người đọc có thể phần nào thấy được một nỗi lòng đầy lo âu.  Sự lay động rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Hai câu đề  chấm phá hai nét phong cảnh đơn sợ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Nhà thơ đã vẽ lên một khung cảnh trời thu vừa có cảnh thực là vừa có hồn thu ở trong cảnh. 

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ làm cho người đọc có cảm giác cảnh mùa thu được chen lẫn với màu khói. Và chính cái cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phụ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Chỉ bằng vài nét chấm phá nho nhỏ của mùa thu đã khiến cho mùa thu như có hồn và sự hòa quyện giữa cảnh thu và lòng người đi vào trong lòng người đọc Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở, két hợp với hình ảnh ánh trăng- hình ảnh quên thuộc đều có ở mỗi làng quê, góp phần vừa tạo nên cảm giác gần gũi, vừa tạo cho người đọc có được có cảm giác thiên nhiên luôn luôn hài hòa và gần gũi với nhau.  Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra thành một bề rộng, giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn cứ mênh mông ở ý nghĩa bên trong, ở tinh thần và âm điệu, nhưng trạng thái nào thì cũng đều tĩnh mịch và chất chứa suy tư. 

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?

Nếu như cảnh vật ở 4 câu thơ trên được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đầy cảm xúc của trái tim. Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Và tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh. Cảm giác khi nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng nước nào? Mặc dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi độ thu về. Và nếu như 4 câu thơ trên sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người có sự kết hợp hài hòa thì đến 2 câu thơ này, là một nỗi u uất của lòng người trước cảnh vật thiên nhiên, là nỗi niềm xót xa, nẫu ruột, chết lòng.

Và rồi đến 2 câu thơ kết của của bài thơ là cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

“Nhân hứng” ở đây chính là hứng làm thơ trước cảnh mùa thu, “toan cất bút” định không viết nhưng trước cảnh đẹp thì lại tạo được hứng khởi để viết. “Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai? Có lẽ thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Với hướng văn đi từ cảnh đến tình, từ tình đến người và rồi là cái kết có chút lẳng lơ nhưng mà lại vô cùng kín đáo ẩn chứa rất nhiều suy tư của người đọc

1
0
+3đ tặng

Nguyễn Khuyến- một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, những khung cảnh, đời sống của làng quê được ngòi bút tinh tế của ông khắc lên vừa có hồn lại vừa vẻ nên được những bức ảnh làng quê vô cùng lãng mạn, trữ tình. Bằng ngòi bút tả cảnh ngụ tình đã khiến cho biết bao tác phẩm của ông đi vào lòng người. Đặc biệt là chùm thơ thu, với Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm đã để lại những dấu ấn khá sâu đậm và đi vào lòng người bằng những hình ảnh, những nét đặc trưng tiêu biểu của mùa thu. Và với bài thơ Thu vịnh, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Ở đây, khác hẳn với những trời thu trong “Thu điếu” và “Thu ẩm”, trời thu của Thu vịnh được mở đầu là một khung cảnh cao vút và thăm thẳm của trời thu, và xen vào đó là cái se se lạnh của mùa thu. Với cái nền là bầu trời bao la “xanh ngắt”, “ mấy tầng cao” nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Và hình ảnh động của gió hắt hiu như chứa chất tâm trạng bên trong. Mở đầu như vậy khiến cho người đọc có thể phần nào thấy được một nỗi lòng đầy lo âu.  Sự lay động rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Hai câu đề  chấm phá hai nét phong cảnh đơn sợ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Nhà thơ đã vẽ lên một khung cảnh trời thu vừa có cảnh thực là vừa có hồn thu ở trong cảnh. 

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ làm cho người đọc có cảm giác cảnh mùa thu được chen lẫn với màu khói. Và chính cái cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phụ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Chỉ bằng vài nét chấm phá nho nhỏ của mùa thu đã khiến cho mùa thu như có hồn và sự hòa quyện giữa cảnh thu và lòng người đi vào trong lòng người đọc Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở, két hợp với hình ảnh ánh trăng- hình ảnh quên thuộc đều có ở mỗi làng quê, góp phần vừa tạo nên cảm giác gần gũi, vừa tạo cho người đọc có được có cảm giác thiên nhiên luôn luôn hài hòa và gần gũi với nhau.  Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra thành một bề rộng, giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn cứ mênh mông ở ý nghĩa bên trong, ở tinh thần và âm điệu, nhưng trạng thái nào thì cũng đều tĩnh mịch và chất chứa suy tư. 

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?

Nếu như cảnh vật ở 4 câu thơ trên được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đầy cảm xúc của trái tim. Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Và tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh. Cảm giác khi nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng nước nào? Mặc dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi độ thu về. Và nếu như 4 câu thơ trên sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người có sự kết hợp hài hòa thì đến 2 câu thơ này, là một nỗi u uất của lòng người trước cảnh vật thiên nhiên, là nỗi niềm xót xa, nẫu ruột, chết lòng.

Và rồi đến 2 câu thơ kết của của bài thơ là cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

“Nhân hứng” ở đây chính là hứng làm thơ trước cảnh mùa thu, “toan cất bút” định không viết nhưng trước cảnh đẹp thì lại tạo được hứng khởi để viết. “Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai? Có lẽ thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Với hướng văn đi từ cảnh đến tình, từ tình đến người và rồi là cái kết có chút lẳng lơ nhưng mà lại vô cùng kín đáo ẩn chứa rất nhiều suy tư của người đọc Có đc ko ạ

2
0
+2đ tặng

Nhắc tới Nguyễn Khuyến người ta nhớ đến những sáng tác của ông về mùa thu. Trong đó có nhiều bài thơ viết về mùa thu bằng chữ Hán và chữ Nôm. Bài thơ “Thu vịnh” là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Chính chùm thơ về mùa thu này đã giúp Nguyễn Khuyến bước lện vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu. Những câu thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người, sẽ không ai có thể quên, khi nhắc tới thơ về mùa thu Việt Nam, Thu Vịnh như là một trong 3 bài thơ đặc sản của thơ văn viết về mùa thu.

Mọi cảnh vật quen thuộc hiện ra, vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, ngập nước với ao hồ, bờ tre bao bọc-một biểu tượng quen thuộc của làng quê Việt Nam. Mở đầu bài thơ Thu vịnh là một hình ảnh đầy quen thuộc như thế:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Hình ảnh ấn tượng nhất của mùa thu có lẽ là bầu trời, đó là màu xanh ngắt là xanh thăm thẳm, mấy từng cao là rất cao, tưởng như có nhiều lớp, nhiều tầng. Trên cái nền là bầu trời bao la là hình ảnh thanh tú của cần trúc đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Gió không mạnh không ồ ạt không mang cái nóng như mùa hè, cũng không ảm đạm như gió mùa đông, mà nhẹ nhàng hắt hiu, đúng chất của một ngọn gió mùa thu, chứa đựng nhiều tâm trạng ẩn trong đó. Sự lay động rất nhẹ của cần trúc ngày càng làm tăng thêm cái tĩnh lặng , sâu thẳm của bầu trời. Hình ảnh bầu trời thu và cần trúc tạo nên mối liên hệ chặt chẽ, động làm nổi bật tĩnh,mọi thứ như hòa quyện với nhau.

Không dừng lại ở nét chấm phá ở hai câu đề, với cảnh vật hòa quyện với nhau, hai câu luận lại miêu tả cảnh vật thật như chốn bồng lai, có lấp ló bóng trăng:

Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Màu nước biếc là màu nước đặc trưng của dòng nước vào thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Thu chính là thời khắc giao mùa giữa mùa hè và mùa đông cho nên, vừa có gió se,vừa có sương mỏng vờn trên mặt nước. Cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt tinh tế và tâm hồn thi sĩ nhạy cảm đã trở nên yểu điệu có hồn. Lớp sương ấy như một dày thêm, không phải phảng phất nữa mà là như tầng khói phủ. Nước biếc có tầng khói phủ cho nên màu nước không còn biếc nữa mà hoá mông lung, huyền ảo. Đó là tiết thu dưới mặt đất, nét đặc trưng nhất.

Hình ảnh “song thưa “ để mặc bóng trăng vào gợi ý thanh thoát, cởi mở. Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ cho nên bóng trăng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Không gian không được mở ra theo chiều cao mà còn mở ra vẻ mênh mông bao la theo chiều rộng, nhưng mọi thứ đều tĩnh lặng và u tịch

Vẫn với tâm trạng tĩnh lặng, có chút gợn buồn chi phối cách nhìn, cách nghĩ của Nguyễn Khuyến, cho nên khung cảnh thu được tiếp tục chấm phá với những ngôn từ:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?

Vẫn với những hình ảnh quen thuộc, sau mặt nước khói phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân, ở đó, nở mấy chùm hoa. Điều lạ là nhà thơ cảm thấy đó là hoa năm ngoái. Nếu như cảnh vật được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan,thì cảm xúc của trái tim đã khoác lên cảnh vật màu sắc chủ quan. Tại sao tác giả lại thấy giậu hoa lại là hoa năm ngoái. Điều gì đang xảy ra trong lòng người? Con người đang ở trong hiện tại mà tâm trí như lùi về quá khử hay bóng dáng quá khứ đang trùm lấy hiện thực. Câu hỏi tu từ xuất hiện, hay chính là nỗi băn khoăn của tác giả.

Cảnh trời đất vào thu,với khung cảnh trời cao, nước xanh biếc khói phủ rồi những âm thanh quen thuộc,nhưng khung cảnh ấy đang hòa vào một nỗi niềm u uất thể hiện sâu trong tâm tư con người tác giả. Trước khung cảnh thu và hồn thu khiến thi hứng dạt dào, nhà thơ toan cất bút, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng thấy thẹn với ông Đào nên đành thôi:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Nhắc tới ông Đào, nhà thơ thấy thẹn? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Việc sử dụng điển tích điển cố ở đây tạo nên ý tứ sâu xa của tác và càng làm tăng thêm chất suy tư của cả bài thơ. Mọi cảnh vật mùa thu xuất hiện theo chiều cao và cả chiều rộng, những hình ảnh quen thuộc và cả những nét đặc trưng của mùa thu nữa nhưng đều phảng phất tâm trạng xót xa tiếc nuối trước tình trạng đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt lành không còn nữa mà bản thân mình thì lực bất tòng tâm.

Thu vịnh là một trong số bài thơ hay, khẳng định tình yêu quê hương đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến, thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Hồn thơ phóng khoáng, chỉ với những hình ảnh quen thuộc,vài nét chấm phá, bài thơ chỉ với 8 câu mà như vẽ ra bao viễn cảnh tươi đẹp. Sự tinh tế trong dùng từ để vịnh mùa thu cũng đạt tới mức điêu luyện tinh tế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×