LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xin kịch bản để lm tiểu phẩm về 'trách nhiệm,bổn phận của người con trong gia đình

xin kịch bản để lm tiểu phẩm về 'trách nhiệm,bổn phận của người con trong gđ'
1 trả lời
Hỏi chi tiết
84
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tiểu phẩm: "Trách nhiệm, bổn phận của người con trong gia đình"

Nhân vật:
- An (người cha)
- Mai (người mẹ)
- Linh (người con gái)
- Minh (người con trai)

Bối cảnh: Gia đình An và Mai đang sống trong một căn nhà nhỏ. An làm công nhân, Mai làm nội trợ. Linh là sinh viên đại học, còn Minh đang học cấp 3.

---

(Ánh sáng mờ dần, màn hình mời lên)

Buổi sáng tại căn nhà nhỏ của gia đình An và Mai. An đang đứng trước gương, sửa soạn để đi làm. Mai đang nấu ăn trong bếp.

An: (nhìn vào gương) Con trai mình đã lớn rồi, mà sao cứ để mọi việc cho mẹ làm hết vậy?

Mai: (nhìn qua) Anh ơi, con trai mình còn đang học, cần phải tập trung vào việc học nữa mà.

An: Nhưng mà, con trai mình cũng đã 15 tuổi rồi. Đã đến lúc phải học cách chịu trách nhiệm và chia sẻ công việc trong gia đình rồi.

(Minh xuất hiện từ phía sau)

Minh: Cha, mẹ, em xin lỗi vì đã không giúp đỡ được gì cho gia đình.

Linh: (đến gần) Đúng vậy, Minh. Chúng ta là những người con, chúng ta cần phải chịu trách nhiệm và chia sẻ công việc trong gia đình.

An: (nhìn chằm chằm vào Minh và Linh) Đúng vậy, con cái chúng ta không chỉ là người nhận mà còn là người đóng góp cho gia đình. Chúng ta cần phải hỗ trợ nhau và chia sẻ trách nhiệm.

Mai: (cười) Đúng vậy, chúng ta hãy thực hiện một cuộc họp gia đình để thảo luận về việc chia sẻ công việc và trách nhiệm trong gia đình.

---

(Ánh sáng tắt dần, màn hình tắt)

Kết thúc.

---

Trên đây là một kịch bản ngắn về "Trách nhiệm, bổn phận của người con trong gia đình". Kịch bản này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ công việc và trách nhiệm trong gia đình, khuyến khích sự đóng góp và hỗ trợ từ mỗi thành viên.
1
0
Tiến Dũng
16/01 22:14:34
+5đ tặng

Các nhân vât trong tiểu phẩm

  • Vân: Cô nữ sinh lớp 11
  • Tuyết, Thắm, Dũng: Bạn cùng lớp của Vân
  • Người bố (Hải)
  • Người mẹ ( Lan)
  • Nguyệt: Chị gái Vân( đi học làm tóc vẽ móng ở thành phố Lào Cai)
  • Cô giáo chủ nhiệm của Vân
  • Bác Vọng ( chị cô Lan)
 

Trong căn nhà lợp mái ngói  brô, rêu đã ngả màu sẫm mốc, nằm cheo veo bên cạnh Taluy đồi, cách biệt với những dãy nhà cấp 4 ở thôn. Trong cơn gió của chiều đông lại càng trở nên lạnh lẽo và thảm đạm….tiếng gắt, rồi tiếng gằn giọng vang lên lẫn vào tiếng rít của những cơn gió cứ từng hồi như cứa vào lòng người.

 ông bố( Hải): Mày cút đi, cút khỏi nhà tao….cút hết, cho khuất mắt tao…cút

( giọng gào lên giận dữ)

 Khốn khổ khốn  nạn cái thân tao, cứ nghĩ đi làm vất vả kiếm ra đồng tiền mày sẽ biết lo toan cho cái  gia đình…ai ngờ mày lại đổ đốn ra thế này! Cái con đàn bà khốn nạn kia!!! Giờ thì cuộc đời này chả là gì với tao hết. Cút hết, cút hết đi trước khi tao cho nó mồi lửa để nó thành tro bụi…

Vẫn là một sự im lặng như những buổi chiểu rét mướt khác.. chửi rồi lại nuốt hận và chẳng kịp khoác cái áo đã xỉn màu như mái ngói ngôi nhà. Nhưng lần này, Lan đã đáp lời chồng  mình trong dòng nước mắt chứa chan.

Người mẹ ( Lan): Tôi xin anh, cái thân tôi nó khốn nạn, nó nhuốc nhơ, nó ti tiện, tôi sẽ để anh sỉ mắng cho hả lòng, hả dạ…anh giết tôi đi nhưng  tôi không muốn con Vân, con Nguyệt nó biết chuyện này…( giọng Van xin)

Ông bố( Hải): Cô, cô còn định quanh co, lằng nhằng nữa hả??? đẹp mặt chưa, giờ thì thiên hạ nó biết tỏng cái bản mặt của cô rồi.

Người mẹ ( Lan): Biết…tôi biết , tôi đã là một con đàn bà hư hỏng nhưng tôi muốn con tôi không phải khổ sở như mẹ nó. Cả hai đứa đã đang tuổi lớn, tôi không muốn vì tôi, vì gia đình này mà nó sẽ dở dang…nếu anh lo cho mẹ con tôi một cuộc sống đầy đủ như những người chồng khác tôi đâu phải đến nỗi phải bấu víu vào người ta. Mỗi tháng ba cọc ba đồng anh đem về có đủ trang trải cả những món nợ mà anh cờ bạc lô đề ngày trước không? Anh có bao giờ tự hỏi mình tại sao vợ mình phải khốn nạn vậy chưa?

Ông bố( Hải): Cô..cô…Cô nói chí lí lắm, cô đúng là một người mẹ hết lòng vì con. Cô sợ hai đứa nó biết cô là người mẹ chả ra gì, vậy tại sao cô lại làm như vậy… cô trả lời đi.. nói…nói mau…( Giận dữ, túm hai tay vào cổ người vợ đáng thương của mình)

Đang cơn giận dữ như lửa cháy....bỗng có tiếng đẩy cửa đánh thòang, Vân từ đâu chạy ào đến như một tia lửa lao thẳng về phía người mẹ đang chan chứa tronnước mắt, dằng mạnh bàn tay thô kệch, xù xì của bố, nó quỳ xụp xuống thổn thức, nghẹn ngào.Cô bé học giỏi Văn, sốnnội tâm và ít nói đã không thể im lặng

n(con gái thứ hai ): Con đã đứng ở bên ngoài nghe hết câu chuyện của bố và mẹ...con thực sự không hiểu điều gì đã làm gia đình ta đến nông nỗi này...

Ông bố( Hải): Mày làm sao hiểu được hả con...tao khổ sở lắm rồi....(giọng đau đớn)

Người mẹ ( Lan): tôi van anh, anh đừng nói thêm điều gì cả trong lúc này...hãy vì con bé... tôi xin anh.

n: Bố mẹ biết không, gần đây con đã thấy bố mẹ và cả nhà không còn gắn kết như xưa, con lo lắng, con sợ hãi và cũng không dám chia sẻ cả với chị, cũng chẳng dám hỏi mẹ tại sao?

Người mẹ ( Lan): Con ơi, mẹ biết rồi! Mẹ xin con!!! ( giọng van xin)

n: Những lúc chỉ có một mình con  luôn nhớ lại những ngày khi con và chị còn bé, mỗi buổi chiều bố chở hai chị em trên chiếc xe đạp cũ, dạo quanh cánh đồng rồi vào nhà ông bà nội chơi đợi mẹ đi làm may về. Rồi cả nhà lại kéo nhau về với mái nhà nhỏ để ríu rít với bữa cơm tối chỉ có rau, đậu và vài miếng cá kho mặn. Con cũng nhớ những hôm bố đi phụ hồ về muộn, hai chị em quanh quẩn đứng ngóng ngoài sân. Vừa ngóng rồi lại tự hỏi, sao mãi bố chưa về. Mẹ còn sốt ruột mắng chúng con, không được nhắc để bố còn về nhà cho an tòan. Những lúc thế này con chỉ mong thời gian có thể đóng băng được, để mãi được như tấm bé, lúc gia đình mình tuy thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn luôn vui vẻ,hạnh phúc; để con chẳng phải đối diện với những cãi vã, bực dọc của bố mẹ; để con không phải nghe những điều mà đôi tai con không thể tin. Đầu óc con muốn nổ tung, bố mẹ biết không??? ( giọng đau đớn, nghẹn ngào trong nước mắt )

Người đàn ông khổ sở ấy lặng lẽ, rút cái áo cônnn đã sờn bạc hết cả lưng và vai bước ra ngoài, cửa vẫn chưa khép lại...Vân và mẹ ôm nhau khóc,mẹ  ôm chặt con gái như muốn thanh minh, như muốn thắp lại chút niềm tin nhỏ bé cho cô con gái nhỏ khi câu chuyện cô muốn giữ kín đã bung tuột ra theo tiếng gió rít và tiếng gằn giận dữ của người chồng trong cánh cửa khép hờ... Hải đã đi đến cả tháng nay  không thấy về. Nghe nói,  anh bỏ việc phụ hồ theo mấy người bạn bốc dỡ hàng trên cửa khẩu Lào Cai vì làm ở đây tuy vất vả nng chắc chắn anh sẽ kiếm được nhiều tiền hơn việc đi phụ hồ, hơn nữa cũng là để không phải đối diện với người vợ của mình. Đến cả đứa con gái lớn là Nguyệt, học làm tóc ở gần chỗ anh làm, anh cũng không muốn đến gặp con. Nguyệt biết bố đang làm bốc vác ở cửa khẩu cũng là do cô bạn cùng xóm chạy hàng hoa quả ở cửa khẩu khi đến gội đầu đã kể gặp bố cô. Cô đã tìm gặp được bố mình.  Mẹ thì vẫn đi làm may thuê cho hiệu may gần nhà. Còn Vân, từ sau khi bố đi làm không về nhà như trước nữa, đến mỗi bữa vẫn ăn cơm với mẹ nng hai mẹ con cũng khônnói chuyện, thậm chí Vân không hay ngước lên nn mẹ như trước. Vân thường xuyên đi học về muộn, về nhà cũng chẳng mầy khi Vân học bài. Giờ đây, Vân đã ra dáng một cô thiếu nữ, biết để ý đến quần áo mình mặc, lại còn tô son đỏ cam trước khi đi học. Cànngày mẹ lại càng thấy con khác rất nhiều. Có một lần, cô giáo đã gọi điện cho mẹ Vân và trao đổi rất lâu, đến bữa ăn mẹ nói với Vân.

Người mẹ ( Lan): Vân à! Hôm nay cô giáo của con gọi điện cho mẹ để trao đổi về việc học của con. Mẹ thấy lo lắng con ạ!

n:  Cô giáo con nói với mẹ chuyện gì ạ? Con vẫn đi học bình thường như các bạn, vẫn chấp hành tốt mọi nội quy của trường lớp, có vi phạm điều gì đâu, lạ nhỉ sao cô lại phải quan tâm tới con quá mức như vậy??? ( Tỏ ra không thoải mái)

Người mẹ ( Lan): Con... nếu không có chuyện gì, chắc chắn cô giáo đã không phải gọi để trao đổi với mẹ nhiều như vậy.

n:  Con đã nói là không có việc gì cả, mẹ đừng xen vào chuyện của con nữa, con thấy mệt mỏi lắm rồi... ( Giọng gắt lên)

Người mẹ ( Lan): Con? Tại sao con lại nói với mẹ như thế( Rồi mẹ Vân giận dỗi bước về phía sau nhà)

            Mẹ vừa bước về phía sau nhàtiếng còi xe máy đã réo lên inh ỏi trước nhà...Vân mở hé cánh cửa, tiếng Dũng dội vào.

ng:( nói với vào nhà): Đợi lâu lắm rồi đấy, để bọn nó đợi lâu là không xong đâu. Nhanh cái chân cho tôi nhờ???

Vân: Được rồi….chờ tí, chậm một tí đã chết ai được?

Người mẹ ( Lan):  (ngạc nhiên): Sao con nói chiều nay đi lao động trên trường? Giờ lại rủ nhau đi chơi ở đâu mà lại chờ đợi với hẹn hò nhau??? Con ở yên đó để mẹ gọi điện cho cô giáo con.

nSao động tí mẹ lại lôi cô giáo ra dọa con, bây giờ chẳng ai làm con sợ được cả, mẹ hiểu không? Mẹ cứ lo việc của mẹ đi. Con đi lao động xong sẽ đến nhà Thắm thăm nó bị ốm. Nếu muộn, mẹ cứ ăn cơm trước, đừng chờ con làm gì!

Chưa kịp nghe mẹ nói lại, Lan đã chạy ào ra, ngồi vội lên xe máy với Dũng và Tuyết, đầu cũng chẳng thèm đội chiếc mũ bảo hiểmMẹ Vân ngỡ nng, thẫn thờ vì giờ đây con gái chị như đã thoát ra khỏi vòng tay mẹ, nó không muốn chị quan tâm mà lại càng không muốn thủ thỉ tâm sự với mẹ như trước. Chị cảm nhận được  sự rạn nứt trong tình cảm và niềm tin của con gái mà giờ đây chị thật khó có thể nối lại được. Chị tự nhủ: Có lẽ cũng tại mình, giờ đây không thể trách ai. Trời đã nhá nhem tốicơm canh đã chín, mâm cơm đạm bạc đã dọn ra, chị thẫn thờ nng con.

Người mẹ ( Lan): Giờ này đã muộn lắm rồi, con bé làm gì mà còn chưa về. Nó đã bao giờ về muộn như thế này đâu.( Bước ra cửa rồi lại vào trong nhà, hết đứng lại ngồi)

 Phải gọi cho cô giáo mới được….. A lô: Cô Thu ạ! Cô ơi, chiều lớp đi lao động có về muộn lắm không cô?

Có tiếng từ đầu dây bên kia hồi đáp trong hốt hỏang

Cô Thu: Chị Lan ơi, chiều nay lớp không lao động đâu vì một số bạn phải đi tập ngoại khóa cho tuần tới nên lịch lao động tạm hõan, em đã nhắn Vnedu cho gia đình rồi mà. Em có nhắc cháu tham gia tập ngoại khóa, cháu nói gia đình dạo này bận việc, phải giúp mẹ nên không tham gia.

Người mẹ ( Lan): Thôi, chết tôi rồi, cháu nói đi lao động. Số điện thoại Vnedu, ông chồng tôi lại cầm đi làm xa, chắc ông ấy không đọc nên không nói gì với tôi.

Cô Thu: Chị ơi, ngoài những lần em gọi điện và mời chị đến gặp để trao đổi về tình hình của cháu, có bất kì vấn đề gì em đều báo cả qua sổ liên lạc điện tử. Bây giờ chị bình tĩnh, em sẽ gọi cho phụ huynh của cháu Thắm để hỏi xem cháu còn bên đó không.

Người mẹ ( Lan): Cô giáo gọi hỏi giúp tôi với ạ? Trăm sự nhờ cô giúp cho tôi...( Giọng cầu khẩn)

            Cô Thu gọi điện cho mẹ Thắm và nhận được câu trả lời: Cả nhà cũng đang sốt ruột định gọi hỏi cô giáo để hỏi tình hình.Cô giáo đã  đến nhà mẹ Vân để báo tình hình. Khi mẹ Vân cho biết chiều nay con gái đi xe cùng Dũng và Tuyết, cô Thu đã giật mình vì biết Dũng là một học sinh cá biệt, đã bỏ học và thường xuyên giao du với những thannn chơi bời, thậm chí nn thân không rõ ràng.  Cô giáo đã động viên mẹ Vân bình tĩnh để hỏi thêm thông tin, nếu cần thiết sẽ phải báo cho cơ quan  công an ngay.

Cô Thu: Giờ đây chưa biết việc gì xảy ra với cháu chị phải hết sức bình tĩnh chị ạ!

Bác Vọng(  Chị gái của mẹ Lan hớt hải chạy đến): Chiều nay, tôi thấy con Vân đi với hai đứa nữa phóng xe lên mạn thành phố Lào Cai.  Dì thử gọi cho con Nguyệt xem nó có lên trên đó chơi không?

Người mẹ ( Lan): Chị ơi chắc con bé không lên đó đâu. Vì tuần trước Nguyệt mới về nhà. Chúng nó còn hẹn hò nhau, cuối tuần sẽ gọi bố về để sang thăm ông bà nội nữa mà.

Bác VọnDì cứ gọi thử đi, tôi có linh cảm con bé đang ở chỗ chị nó.

Người mẹ ( Lan): Vâng, để em gọi ạ!

            Bác Vọng vừa nhắc đến Nguyệt thì tiếng chuông điện thoại của Nguyệt gọi đến cho mẹ

Người mẹ ( Lan): Nguyệt à con! Em Vân, em Vân nó đi từ chiều chưa về, mẹ hỏi các bạn của nó không ai biết con bé ở đâu, cô giáo và bác Vọng cũng đang ở đây.

Nguyệt: Mẹ ơi, Vân đang ở trên gần cửa khẩu cùng con và bố đây mẹ ạ!

Người mẹ ( Lan): Con nói thật chứ???

Nguyệt: Thật mà mẹ! Nó đi cùng con Thắm và một thằng bạn của nó nữa. Nếu hôm nay, bố không làm gần ở đó, không nhận ra và đi theo để gọi nó, có lẽ mẹ con mình sẽ không được gặp em nữa.

Người mẹ ( Lan):  Con nói vậy nghĩa là sao? ( hốt hỏang, ấp úng):

Nguyệt: Vân và con cái Thắm bị bọn nó dẫn sang cửa khẩu chơi, đi mua sắm rồi nó lừa bán cho những kẻ chuyên buôn người. Thằng bạn đưa hai đứa đi đã bị tạm giữ để điều tra. May quá mẹ ạ!

Người mẹ ( Lan):  Thế em và bố con đâu rồi? Mọi người có ở đó không để mẹ gọi gặp bố con.

Nguyệt: bố đã giục con gọi điện báo ngay cho mẹ. Bố cũng nói, bố nói chuyện lại với người chủ chỗ bố làm để xin nghỉ về nhà một thời gian về với gia đình. Mẹ cứ yên tâm chờ bố và chúng con đang chuẩn bị về mẹ nhé.

Người mẹ ( Lan):  Ừ, ừ được rồi con

rồi chị quay sannói với cô giáo và bác Vọng

Người mẹ ( Lan):   May quá! Không thì tôi cũng không biết phải sống thế nào nữa? con tôi không sao cô giáo và bác ạ! Các cháu và bố nó đang chuẩn bị về nhà rồi.

Cô giáo: Tôi xin chia sẻ chân thành với chị, sau sự việc này, chị cần phải quan tâm đến cháu nhiều hơn. Anh chị phải sắp xếp công việc gia đình, giải quyết các mâu thuẫn để cháu yên tâm học tập. Đây là lứa tuổi mà tâm lí các cháu chưa thực sự chưa ổn định. Khi có những biến cố gia đình, các cháu sẽ rất dễ bị tổn thương, suy nghĩ nhiều, làm ảnh hưởng tới việc học tập, thậm chí sẽ rất dễ chán nản, bi quan và dễ bị bạn xấu lôi kéo.

Bác Vọng: Cô giáo nói đúng đấy dì! Dì và chú cần phải nghĩ cho con cái mình nhiều hơn. Điều gì có thể bỏ qua cho nhau thì nên bỏ qua để giữ mái ấm gia đình để con cái tập trung tư tưởng học tập. Dì nên nghe tôi!!!

Người mẹ ( Lan):  Vâng, tôi cảm ơn cô giáo rất nhiều ạ ( quay sang nói với cô giáo)

Người mẹ ( Lan):  Dạ vâng, em biết là mình đã sai lầm khi chỉ nghĩ cho bản thân mình, đã để con em đến nông nỗi này…Từ giờ em sẽ gần gũi, lắng nghe con nhiều hơn, cố gắng là một người mẹ tốt trong mắt các con. ( quay sang nói với bác Vọng)

            Khi cô giáo và bác Vọng vừa về thì một lúc sau ba bố con Hải cũng về đến nhà. Hải ngập ngừng chưa định bước vào. Vân chạy đến ôm mẹ, kéo tay bố vào.

Vân:  mẹ!!!con xin lỗi vì đã không nghe lời mẹ dạy, con đã khiến mọi người phải lo lắng. Con thực sự mong muốn bố mẹ và cả gia đình ta gắn bó như xưa. Con biết cả bố và mẹ giận nhau là còn rất yêu thương nhau chỉ vì hòan cảnh gia đình mình khó khăn. Con hứa sẽ chăm chỉ học hành, không chơi với những người bạn xấu để không xảy ra sự việc như hôm nay. Tìm được đường về hôm nay, con sẽ nhất định không để mình lạc bước nữa.

Nguyệt: Con cũng đã học nghề sắp xong và sẽ tự làm ra đồng tiền, con cũng có thể trang trải một phần giúp bố mẹ, con chỉ mong bố mẹ bỏ qua mọi lỗi lầm cho nhau để cả nhà ta lại được như xưa.

Người mẹ ( Lan):  Mẹ biết rồi, các con yên tâm.

Rồi chị quay sang người chồng của mình, lặng lẽ cất tiếng

Người mẹ ( Lan):  Thiếu chút nữa thôi thì chúng ta sẽ phải trả cái giá quá đắt vì sự ích kỉ của bản thân mình. Chúng ta không thể lạc lối và càng không thể để các con đi sai con đường của mình. Hãy vì các con mà tha thứ cho em. Hãy vì các con mà tu chí làm ăn, vun vén cho gia đình anh nhé.

ông bố( Hải): Thời gian xa nhà vừa qua, anh cũng đã suy nghĩ rất nhiều về những việc vừa qua. Việc xảy ra với con gái vừa rồi đã làm anh nhận ra rằng: tương lai của các con là quan trọng, chúng ta không có quyền và không được phép tước đi hạnh phúc và tương lai của các con….

            Hai con gái nhỏ chạy đến bên ôm chầm lấy bố mẹ với ánh mắt hạnh phúc, giường như họ thấm thía cái cảm giác hạnh phúc khi tìm lại sự gắn kết của mình, hạnh phúc khi mà may mắn đã đến đúng lúc để gia đình họ không ai phải rời xa…

Câu chuyện về sự rạn nứt hạnh phúc gia đình vì những cám dỗ xã hội , gây ra những tổn thương không chỉ với người trong cuộc mà còn tổn thương cả những người thân trong gia đình là câu chuyện của nhiều gia đình trong xã hội hiện nay. Cô bé Vân đã may mắn tìm được đường về trước khi mọi thứ đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát của gia đình. Cô bé may mắn khi được trở về với gia đình của mình, không phải chịu nỗi đau mà những cô gái trẻ bị lừa bắt sang bên kia biên giới. Một hồi chuông cảnh tỉnh những người làm cha làm mẹ phải biết quan tâm, gần gũi , sẻ chia, vượt qua sự ích kỉ của cá nhân, vượt qua thử thách trong cuộc sống để giữ hạnh phúc gia đình…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư