Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận bài thơ " Lời ru của mẹ "

Cảm nhận bài thơ Lời ru của mẹ 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.194
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Lời ru của mẹ" là một tác phẩm đầy cảm xúc và sâu sắc về tình mẫu tử. Khi đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được tình yêu thương và sự hy sinh vô điều kiện của mẹ dành cho con.

Từng câu thơ trong bài thơ đều chứa đựng những lời ru êm ái, nhẹ nhàng như làn gió mát thổi qua. Đó là những lời ru mà mẹ dành cho con, để an ủi và động viên con trong những lúc khó khăn. Từng tiếng ru như là một lời thề, một lời hứa mãi mãi bên con, dù có chông gai hay sóng gió, mẹ vẫn sẽ luôn bên con, che chở và yêu thương con.

Bài thơ cũng thể hiện sự vất vả và đau khổ của mẹ trong cuộc sống. Mẹ đã hy sinh tất cả để nuôi dưỡng con, từ việc làm ruộng, chăm sóc gia đình cho đến việc làm công ăn lương. Mẹ đã trải qua bao gian khó, nhưng vẫn luôn mạnh mẽ và kiên cường để bảo vệ con. Từng câu thơ trong bài thơ đều thể hiện sự đau đớn và nỗi lòng của mẹ khi nhìn thấy con khóc, và mẹ sẽ làm mọi cách để an ủi và đem lại niềm vui cho con.

Bài thơ còn thể hiện sự tình cảm sâu sắc và tình yêu mãnh liệt của con dành cho mẹ. Con biết ơn mẹ vì những điều mẹ đã làm cho con, và con luôn muốn trở thành nguồn động lực và niềm tự hào của mẹ. Con muốn trở thành người con tốt, để mẹ có thể yên lòng và hạnh phúc.

Tổng thể, bài thơ "Lời ru của mẹ" là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa về tình mẫu tử. Nó thể hiện sự yêu thương và hy sinh vô điều kiện của mẹ dành cho con, cũng như tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn của con dành cho mẹ. Bài thơ đã khắc sâu trong tâm trí và lòng người đọc, để lại những cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về tình mẫu tử.
4
2
Tiến Dũng
19/01 22:12:15
+5đ tặng

Có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Trải qua ngàn năm thi ca thành văn nước Việt, thơ viết về mẹ và lời ru có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài. “Lời ru của mẹ” do nữ sĩ Xuân Quỳnh sáng tác nằm trong mạch nguồn cảm xúc chung ấy, song đã để lại một dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua nhờ vào cảm xúc tự nhiên, chân thành bằng một tứ thơ thật độc đáo.

 

Chính điều ấy đã góp phần làm nên đặc điểm tươi tắn, hồn nhiên và trong sáng, thu hút sự chú ý của người đọc. Ðọc “Lời ru của mẹ”, chúng ta được trở về sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kỳ, giàu biến hóa, tất cả khởi nguồn từ tình thương yêu bao la của mẹ.

 

Quả thật, bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Chính cảm xúc tự nhiên này mà thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn, lôi cuốn từ người lớn đến trẻ em. Ðoạn thơ mở đầu có được vẻ đẹp hồn nhiên cũng nhờ phẩm chất đáng yêu ấy: “Lời ru ẩn nơi nào/ Giữa mênh mang trời đất/ Khi con vừa ra đời/ Lời ru về mẹ hát”.

 

Có lời ru mẹ hát là bởi có con sinh ra đời. Hóa ra lời ru mà tạo hóa ban cho con người là để nâng niu, vỗ về con trẻ. Ðọc khổ thơ trên, chúng ta không thể quên đoạn thơ trong thi phẩm “Chuyện cổ tích về loài người” nổi tiếng của chính tác giả: “Nhưng còn cần cho trẻ/ Tình yêu và lời ru/ Cho nên mẹ sinh ra/ Ðể bế bồng chăm sóc”. Quả lời ru thật diệu kỳ, như có phép thần tiên, điều đó đã được nhà thơ triển khai trong suốt toàn bộ thi phẩm.

 

Trước hết, lời ru yêu thương gắn với tuổi hồng, tuổi nụ. Tuổi càng thơ dại, lời ru càng tha thiết, mê say. Lời ru vốn không biết ở nơi nào giữa đất trời cao rộng, bất chợt một ngày khi con sinh ra, lời ru đã có mặt trên đời. Từ đó, lời ru của mẹ theo mãi bên con. Khi con nằm ấm áp trong vòng tay, lời ru hóa thành tấm chăn mềm mại. Lúc con đang say ngủ, lời ru hóa giấc mộng lành: “Lúc con nằm ấm áp/ Lời ru là tấm chăn/ Trong giấc ngủ êm đềm/ Lời ru thành giấc mộng”.

 

Ý vị nhất là khổ thứ ba bởi sự bất ngờ trong cảm xúc tác giả. Lâu nay, thơ ca viết về lời ru của bà, của mẹ thường gắn với giấc ngủ trẻ thơ: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về…”; hay “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/ Năm canh chầy thức đủ vừa năm”. Ðến Xuân Quỳnh, lời ru còn biết “đi chơi” khi con thức giấc, thậm chí biết xuống ruộng khoai hay “ra bờ ao rau muống”.

 

Lời ru ở đây được nhân hóa một cách tài tình, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc sau lũy tre xanh. Nhờ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương, nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động nghèo khổ: “Khi con vừa tỉnh giấc/ Thì lời ru đi chơi/ Lời ru xuống ruộng khoai/ Ra bờ ao rau muống”.

 

Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa vui, chạy nhảy, lời ru của mẹ còn theo con đến lớp mỗi ngày. Tuổi thơ của con có lúc nào vắng lời ru bên cạnh. Buổi con tan học về, có mẹ đón đưa, lúc ấy lời ru cũng ngân nga qua từng lời nói yêu thương, từng cử chỉ dịu dàng. Lời ru hóa thành vòng tay, thành ngọn cỏ đón bước chân con lon ton sau giờ tan học: “Và khi con đến lớp/ Lời ru ở cổng trường/ Lời ru thành ngọn cỏ/ Ðón bước bàn chân con”.

 

Tuổi thơ hồn nhiên của con khép lại với lời ru của mẹ dịu dàng, chở che ấm áp. Mai này lớn khôn, đời con rồi sẽ ra sao? Khổ thơ cuối bài được tác giả dùng đến sáu dòng thơ để biểu đạt với tất cả những tình ý, cảm xúc đầy trải nghiệm. Giọng thơ, hơi thơ ở đây cũng trải dài ra, khi trục trặc với nhiều thanh trắc được gieo ở các vần “gắt”, “mát”, “thẳm” để rồi kết thúc là câu thơ toàn thanh bằng đi liền nhau: “Lời ru thành mênh mông” như chính cuộc đời mỗi người qua hết gian truân sẽ được thành danh, hiển đạt.

 

Con lớn khôn, lời ru của mẹ vẫn không xa vắng, vẫn ở bên con chia sẻ ngọt bùi. Lời ru hóa thành bóng râm dịu mát trên đường xa nắng gắt lúc con qua. Lời ru cũng đồng hành cùng con lúc gập ghềnh dâu bể. Lời ru hóa thành mênh mông khi con được hiển vinh, vươn ra biển lớn với người đời. Ôi lời ru của mẹ thật diệu kỳ, nhân hậu biết bao: “Mai rồi con lớn khôn/ Trên đường xa nắng gắt/ Lời ru là bóng mát/ Lúc con lên núi thẳm/ Lời ru cũng gập ghềnh/ Khi con ra biển rộng/ Lời ru thành mênh mông”.

 

“Lời ru của mẹ” khai thác đề tài muôn thuở trong tình cảm con người. Lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, đặc biệt nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo được tứ thơ đặc sắc nên thi phẩm đằm sâu nơi trái tim người đọc. Quả vậy lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ vẫn theo mãi trọn đời con, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, dù phải qua nắng nôi, ghềnh thác. Thật đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết về lời ru và tình mẹ bao la: “Dẫu con đi trọn cuộc đời/ Vẫn không đi hết những lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
+4đ tặng

William Wordsworth đã nói rằng: “Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng - nó bất diệt như trái tim con người”, cũng nói về giá trị của thơ ca Sóng Hồng nhận định: “Thơ ca là viên kim cương sáng lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời”. Thật vậy mỗi một tác phẩm thơ ca bao giờ cũng là trí tuệ, tâm huyết của người thi sĩ. Những vần thơ đong đầy, mang đến cho độc giả tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, nó ca ngợi và khẳng định những giá trị bất diệt của cuộc sống như tình mẫu tử, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa… “Lời ru của mẹ” của nhà thơ Xuân Quỳnh chính là một thi phẩm bất diệt, sáng lấp lánh như một viên kim cương, là một khúc ca đầy xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đọc bài thơ mỗi chúng ta đều cảm thấy thấm thía về giá trị của lời ru trong cuộc đời của mỗi người.


    Xuân Quỳnh là một nhà thơ đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. Bà sung sức, nhiệt huyết và luôn có mặt trên mọi mặt trận sáng tác văn học. Từ những vần thơ viết về tình yêu đôi lứa nồng cháy, đến những vần thơ ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước, rồi đến những trang thơ viết cho thiếu nhi, ở địa hạt nào bà cũng ghi được những dấu ấn nhất định. Đặc biệt với những vần thơ viết cho thiếu nhi, với tâm thế là một người mẹ bà luôn đặt vào đó tất cả tình cảm, tâm tư của mình. Bà yêu con thế nào thì cũng yêu trẻ như vậy, bởi thế, những vần thơ của bà luôn da diết, dạt dào cảm xúc, thể hiện tình cảm của một người mẹ dành cho con. 

    Đến với bài thơ “Lời ru của mẹ” người đọc thấy được ý nghĩa của lời ru. Lời ru và mẹ như đã hoá thân thành một. Mẹ ở đâu là lời ru ở đó, lời ru luôn dõi theo, che chở, ôm ấp và bảo vệ con. Thật tự nhiên khi con có trên cõi đời này thì lời ru cũng từ đâu mà xuất hiện:

Lời ru ẩn nơi nao

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

Lời ru về mẹ hát

    Có con là có lời ru, có tiếng hát cất lên từ trái tim của mẹ. Mẹ yêu con, mỗi tiếng hát của mẹ cất lên để mang đến giấc ngủ ngon lành cho con. Lời ru của mẹ gắn với tuổi hồng, tuổi nụ của con. Tuổi càng thơ dại, lời ru càng tha thiết, mê say. Bằng phép nhân hoá nhà thơ biến lời ru giống như một con người, theo con, ở bên con, luôn xuất hiện những lúc con cần:

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm

Lời ru thành giấc mộng

    Qua lời ru hình ảnh của người mẹ lam lũ, khó nhọc sau luỹ tre xanh cũng hiện ra. Nhờ đó hình ảnh người mẹ hiện lên vừa giàu tình yêu thương con, nhẫn nại, hy sinh, vừa có nét khoẻ khoắn, đảm đang của người lao động. Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa, con vui, chảy nhạy, lời ru còn theo con mỗi ngày:


Và khi con đến lớp

…………………….

Đón bước bàn chân con

    Buổi tan học về con có mẹ đón đưa, lúc ấy lời ru của mẹ cũng ngân nga qua những lời nói yêu thương, lời ru hóa thành ngọn cây, ngọn cỏ đón bước chân con sau mỗi giờ tan học. Kể cả khi con lớn khôn, trưởng thành, lời ru vẫn ở bên con, không xa rời nửa bước. Lời ru hoá thành bóng râm, lời ru thành ngọn gió mát lành, che chở, vỗ về, đồng hành cùng con trên bước đường dâu bể trong cuộc đời.

    Lời ru thành một hình ảnh ẩn dụ độc đáo trở đi trở lại trong tác phẩm. Điều đặc biệt là con - mẹ - lời ru luôn song hành bên nhau, hoà thành một thể. Lời ru chính là hiện thân của tình mẹ, yêu thương, vỗ về và che chở, luôn sẵn lòng là điểm tựa vững chãi cho con suốt cuộc đời.

    Với thể thơ 5 chữ gần gũi, giản dị, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị và chân thành, bài thơ thật sự đã chạm đến trái tim người đọc. Vừa có nét chung, vừa có điểm riêng, Lời ru của mẹ trở thành một trong những bài thơ đặc sắc về tình mẫu tử.

3
1
khoa Đồng
19/01 22:33:54
+3đ tặng

Lời ru của mẹ là một bài thơ đầy cảm xúc và ý nghĩa về tình mẫu tử. Bài thơ mang đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về tình yêu và sự quan tâm chân thành của mẹ đối với con.

Bài thơ có thể khiến người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, sự âu yếm và sự dịu dàng mà chỉ một người mẹ có thể đem đến. Lời ru của mẹ như là một giọng hát êm ái, an ủi và đưa con vào giấc ngủ yên bình.

Từng câu thơ đan xen nhau tạo nên một bức tranh về tình mẫu tử đẹp đẽ, gắn kết và sự hy sinh vô điều kiện của mẹ. Bài thơ như một lời nguyện cầu, mong muốn con luôn được bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.

Lời ru của mẹ chạm đến lòng người, gợi lên những kỷ niệm và cảm xúc sâu sắc về mối quan hệ giữa mẹ và con. Nó có thể khiến người đọc nhớ về những khoảnh khắc ngọt ngào và đáng trân trọng trong quá trình lớn lên.

Tổng thể, bài thơ Lời ru của mẹ là một tác phẩm tuyệt vời thể hiện tình mẫu tử và tình yêu vô điều kiện của mẹ. Nó mang lại cảm xúc sâu lắng và khắc sâu trong lòng người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư