Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống

viết một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống
3 trả lời
Hỏi chi tiết
185
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều vấn đề đang tồn tại và ảnh hưởng đến chúng ta. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi muốn tập trung vào một vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải đối mặt và giải quyết: ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề toàn cầu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của con người mà còn đe dọa sự tồn tại của các loài động vật và thực vật. Ô nhiễm môi trường có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như khói bụi công nghiệp, khí thải từ phương tiện giao thông, chất thải từ nhà máy, nông nghiệp và cả việc tiêu thụ quá mức các sản phẩm nhựa không phân hủy.

Một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm môi trường là tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Không khí ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, bệnh tim mạch và thậm chí ung thư. Nước ô nhiễm có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề về tiêu hóa. Đồng thời, đất ô nhiễm có thể gây ra sự suy giảm chất lượng đất và ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp.

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng gây ra những hậu quả không thể đo lường được đối với hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Các loài động vật và thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng do mất môi trường sống và sự biến đổi khí hậu. Điều này có thể gây ra mất cân bằng trong chuỗi thức ăn và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, chúng ta cần có sự thay đổi trong cách sống và hành động của chúng ta. Đầu tiên, chúng ta cần tăng cường nhận thức về tác động của hành vi cá nhân đến môi trường. Chúng ta cần hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa không phân hủy và thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Chúng ta cũng cần tăng cường việc tái chế và tái sử dụng các vật liệu để giảm lượng chất thải sinh ra.

Ngoài ra, chính phủ và các tổ chức cần đưa ra các biện pháp cụ thể để giảm ô nhiễm môi trường. Điều này có thể bao gồm việc áp dụng các quy định nghiêm ngặt về khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông, đầu tư vào năng lượng tái tạo và hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường.

Trong kết luận, ô nhiễm môi trường là một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có sự thay đổi trong cách sống và hành động của chúng ta, cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức. Chúng ta không thể chờ đợi nữa, hãy hành động ngay bây giờ để bảo vệ môi trường và tương lai của chúng ta.
1
0
Chou
20/01 00:56:11
+5đ tặng
Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một hiện tượng “háo danh” và mắc bệnh thành tích


Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống.

Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh.

Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy, bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%.

Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần.

Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học. Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng

Từ khi xuất hiện cho đến nay, thuốc lá đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Thành phần chính của thuốc lá là ni-cô-tin. Đó là một hoạt chất có tính gây nghiện cao. Người hút thuốc lá thường xuyên dần trở thành một thói quen, khó có thể từ bỏ được. Điều đó sẽ gây ra những nguy cơ đối với người hút thuốc lá, cũng như những người xung quanh khi họ hít phải khói thuốc lá.

Khói thuốc lá có nhiều chất độc thấm vào cơ thể. Những lông rung của những tế bào niêm mạc ở ở vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt, gây ra ho hen, sau nhiều năm có thể gây viêm phế quản; chất hắc ín thấm vào tế bào gây ra ung thư. Ngoài ra, các chất ô-xít các-bon bám chặt vào máu, hồng cầu không có chúng tiếp cận với ô-xi. Đặc biệt là chất Ni-cô-tin trong khói thuốc lá làm cho các động mạch co thắt lại, gây ra các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, những người xung quanh cũng bị nhiễm độc, viêm phế quản, ung thư, gây nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi…

Không chỉ gây ra tác hại về sức khỏe, thuốc lá còn ảnh hưởng đến nhân cách của con người. Khi người lớn hút thuốc, trẻ em sẽ học theo tấm gương xấu từ họ. Hiện nay, tỉ lệ hút thuốc lá ở thanh thiếu niên ngày càng tăng cao. Nhiều học sinh, sinh viên khi cần tiền để mua thuốc có thể sẵn sàng trộm cắp, hoặc dễ dàng tiếp cận với rượu bia, ma túy…

Chính vì vậy, nhân loại phải cùng chung tay. Cụ thể là, các nước phát triển đều tích cực trong chiến dịch phòng chống thuốc lá. Chúng ta cần tích cực thực hiện các biện pháp như cấm hút thuốc nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm, tài liệu khẩu hiệu chống thuốc lá lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Đất nước Việt Nam với hơn chín mươi triệu dân. Việc hạn chế hút thuốc lá sẽ góp phần tiết kiệm tiền bạc, của cải. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Thuốc lá giống như một thứ “ôn dịch” mà mọi người phải cùng nhau chung tay để chống lại. Hãy nói “không” với thuốc lá để xây dựng một đất nước khỏe mạnh, giàu đẹp hơn.

1
0
Tâm Như
20/01 09:20:23
+3đ tặng

Tố Hữu đã từng viết trong bài “Một khúc ca”:

“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Con người cần có lòng yêu thương, sự đồng cảm. Bởi vậy mà ông cha ta cũng đã gửi gắm lời răn dạy qua câu “Lá lành đùm lá rách”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người xưa thường dùng lá để gói bánh, lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Qua hình ảnh này để nói về cách ứng xử trong cuộc sống. Con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.

Lời khuyên này là hoàn toàn đúng đắn. Con người sinh ra có hoàn cảnh khác nhau. Người được hưởng cuộc sống trong nhung lụa, sung sướng. Người lại phải chịu đựng những khổ cực về vật chất lẫn tinh thần. Sự chia sẻ và giúp đỡ sẽ giúp cho cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.

Con người Việt Nam luôn được biết đến là giàu lòng nhân ái. Chúng ta có cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”, bởi vậy mà vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…) thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giúp đỡ cho bà con nông dân khi dịch bệnh, thiên tai hoành hành, phá hoại mùa màng và cuộc sống. Cả những phong trào quyên góp, ủng hộ đang diễn ra rộng khắp như “Tết ấm tình thương”, “Quỹ vì người nghèo”, “Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”, “Giọt màu hồng trao đi”... đều thể hiện sự đồng cảm và làm cho khoảng cách giữa người với người xích lại gần nhau hơn.

Qua chứng minh, lời răn dạy mà câu tục ngữ gửi gắm là đúng đắn, ý nghĩa. Cuộc sống cần có tình yêu thương, sự chia sẻ mới trở nên ấm áp hơn. Trao đi yêu thương, để nhận lại yêu thương nhiều hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo