Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Viết về hình ảnh những người nông dân trong cuộc kháng chiến, chắc chắn không thể không kể đến tác phầm "Làng" của nhà văn Kim Lân. Đây là truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện diễn tả chân thực,sinh động tình yêu làng quê của ông Hai – một người nông dân dời làng đi tản cư thời kì kháng chiến chống Pháp.Qua đó, cho thấy tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến, đặc biệt trong cuộc trò chuyện với đứa con.
Là một người yêu làng, đi đến nơi tản cư ông cũng khoe, ông tự hài về cái làng của mình lắm. Thế nhưng, Kim Lân đã đặt ông vào mộ tình huống thật éo le. Tình cảm yêu làng, yêu nươc của ông Hai đã được bộc lộ sâu sắc thông qua tình huống nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người. Cũng vì thế mà ông cảm thấy thật tủi hổ, không biết tâm sự cùngai, ông đã trút lời ruột gan của mình với thằng Húc- đứa con trai của ông.
Qua lời trò chuyện của nhân vật ông hai với đứa con út, ta thấy được tình cảm sâu nặng, chân thành của ông 2 đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Tâm sự với con, ông Hai muốn con khắc cốt ghi tâm về ngôi làng Chợ Dầu thân yêu. Dù biết rằng làng đã theo giặc, ông đã phải từ bỏ, nhưng trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn da diết nhớ làng… Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang lên từ đáy lòng ông "Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai". Lời tâm sự ấy giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu "nhà ta ở làng Chợ Dầu",bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ. Dường như ông Hai đang nói chuyện với chính mình, đang giãi bày với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở. Như vậy,từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến. Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế qua cuộc trò chuyện với con đã thể hiện tâm lí của ông Hai rất nhớ làng, rất yêu nước. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”. Điều đó cũng cho thấy nét chuyển biến mới của nhân vật: yêu làng, nhớ làng nhưng một lòng gắn bó, thủy chung với cách mạng và kháng chiến. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng!
Như vậy, nhân vật ông Hai được tác giả đặt vào 1 tình huống thật éo le để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |