Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chân Quê

Viết bài văn phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chân Quê
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
285
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tác phẩm "Chân Quê" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một tác phẩm văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tác phẩm này đã được viết vào những năm 1980 và được công bố lần đầu tiên vào năm 1985. "Chân Quê" là một câu chuyện ngắn, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và con người.

Nội dung của tác phẩm xoay quanh câu chuyện về một người đàn ông trở về quê nhà sau nhiều năm xa cách. Nhân vật chính trong truyện là một người con trai đã rời quê hương từ rất lâu để đi làm ở thành phố. Sau khi trở về, anh ta nhận ra rằng quê hương đã thay đổi rất nhiều. Những người dân quê hương đã già đi, những ngôi nhà đã xuống cấp và những kỷ niệm đã phai mờ. Nhân vật chính cảm thấy mình lạc lõng và không còn thuộc về nơi này nữa. Tác phẩm kết thúc với hình ảnh của nhân vật chính đi lang thang trong quê hương, tìm kiếm một nơi để thuộc về.

Tác phẩm "Chân Quê" mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về sự mất mát và sự thay đổi trong cuộc sống. Tác giả đã tạo ra một bức tranh chân thực về quê hương và những người dân sống trong đó. Từ ngôn từ đơn giản nhưng sắc bén, tác giả đã tạo ra một không gian văn học sống động và đầy cảm xúc.

Nghệ thuật của tác phẩm "Chân Quê" nằm ở cách tác giả xây dựng câu chuyện và nhân vật. Tác giả đã sử dụng kỹ thuật miêu tả chi tiết để tái hiện lại quê hương và những người dân sống trong đó. Những chi tiết nhỏ nhặt như màu sắc của những ngôi nhà, tiếng chim hót, mùi cỏ cây... đã tạo nên một không gian sống động và thực tế. Nhờ đó, độc giả có thể cảm nhận được sự thay đổi và mất mát trong quê hương của nhân vật chính.

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng kỹ thuật so sánh và tượng trưng để thể hiện ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Nhân vật chính được miêu tả như một người lạc lõng trong quê hương, như một người không còn thuộc về nơi này nữa. Điều này tượng trưng cho sự mất mát và sự thay đổi trong cuộc sống. Tác giả cũng so sánh quê hương với một người phụ nữ đã già đi, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và sức sống. Điều này cho thấy tình yêu và sự gắn bó của nhân vật chính với quê hương.

Tác phẩm "Chân Quê" của Nguyễn Huy Thiệp là một tác phẩm văn học đáng đọc và suy ngẫm. Nó không chỉ mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người, mà còn khơi dậy những cảm xúc và suy nghĩ về quê hương và sự thay đổi.
1
0
QMHieu
29/01 20:10:12
+5đ tặng

Nguyễn Bính (1918 -1966) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Nam Định. Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm mười ba tuổi và để lại cho đời một sự nghiệp thơ với nhiều tác phẩm hay, nhất là về tình yêu, mùa xuân và hồn quê. Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tỉnh tình đơn giản của dân quê là những tỉnh tình căn bản của ta. Bài thơ “Chân quê” là một “tuyên ngôn thơ” của Nguyễn Bính chống lại xu hướng thơ hoài cổ, bảo thủ hay chạy theo những lối mơi lòe loẹt.

Thơ chính là ước nguyện, là khát vọng của con người Nguyễn Bính. Giữa lúc biết bao nhà Thơ mới đi tìm thi hứng ở động tiên, trường tình… thì Nguyễn Bính lại đi theo một lối riêng, trở về với, tình quê, hồn quê của dân tộc mả vẫn tươi mới, hiện đại. “Chân quê ” hai tiếng thôi mà nói được bao điều, hai tiếng thôi mà thắt chặt bao tình. “Chân quê” gợi bao tình nghĩa và cảnh vật. “Chân quê”, hai từ ấy không bút sách nào tả hết ý nghĩa sâu xa của nó.

Trên thế giới này có biết bao nhiêu ngôn ngữ nhưng có thứ ngôn ngữ nào diễn tả được hai từ “Chân quê” đầy ý nghĩa của Nguyễn Bính. “Chân quê” là chất của người dân Đất Việt, là hồn Việt Nam chân chất mộc mạc, giản dị mà thanh tao, là tình người gắn liền với làng quê yêu dấu. “Chân quê” là những thuần phong mĩ tục ý vị đầy tính nhân văn siêu việt.

“Chân quê” là một phạm trù rộng lớn về tình cảm, về cái đẹp tâm hồn, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ là hình ảnh chờ đợi cho một cuộc gặp gỡ: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng”. Hai câu thơ đầu là nét vẻ, rất duyên và tình yêu của đôi trai thanh gái tú nơi làng quê Việt. Ở đó người đọc nhận thấy thấp thoáng một điều gì đó đã đổi mới, ẩn bên trong là tình cảm sâu sắc của chẳng trai dành cho cô gái “đợi em ở mãi”.

Và “Khăn nhung ảo lĩnh rộn ràng/ Ao cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh ”, “áo cài khuy bấm” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về. Lúc này trong xã hội đang có xu hướng đổi thay nhiều trong sinh hoạt. Cuộc sống ở làng quê còn ít giao lưu, tiếp xúc với lối sống thành thị nên cũng ngỡ ngàng, xa lạ với các hiện tượng này:

“Hỡi anh áo trắng cầm ô mây
Có phải nhân tình chớ vội qua ”

Hình thức ăn mặc quen thuộc ở làng quê là giản dị và kín đáo “mớ ba mớ bảy, áo trong áo ngoài ” rồi áo cài kín cổ, khăn thắt ngang lưng. Chiếc khuy bấm tự nó cũng chẳng có tội tình gì, nhưng ở thời điểm ấy lại gây những ái ngại cho chàng trai: em làm khổ tôi” giọng thơ nghe sao mà chua chát, xót xa quá! Một sự thay đổi quá nhanh chóng, đột ngột, bất ngờ, khó mà thích nghi được.

Nhà thơ ngược dòng thời gian, hồi tưởng lại hình ảnh cô gái với những trang phục giản dị, mộc mạc, hết sức “chân quê ” và tự hỏi:

“Nào đâu cải yếm lụa sồi?
Cải dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nguyễn Bính đã sử dụng bốn câu hỏi tu từ làm nổi bật cái khổ tâm của người trọng cuộc, các câu hỏi nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu lắng mà xót xa xoáy sâu vào lòng người đọc và vào cả chính cô gái, những nguồn cơn khó mà diễn đạt hết thành lời. Rõ ràng, thi sĩ “Chân quê” Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng của các hình ảnh địa phương nên đã đưa chúng vào thật thân quen, thoảng mùi hương đồng cỏ nội quê nhà, đầy chất Bắc: “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”. Chỉ riêng “cái yếm lụa sồi” đã gợi nhiều phong vị của cách ăn mặc giản dị mà thi vị của “gái quê”: “Năm thương cô yếm đeo bùa/ Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng”. Nhưng đó chỉ là hình ảnh đẹp của em trong quá khứ, giờ đây, chúng đã “thành truyện cổ tích đi vào trong tranh”, Em của quá khứ, đâu rồi? Em của hiện tại… khác rồi ư?

Tâm sự của chàng trai thực sự rất buồn. Người yêu thay đổi chỉ sau một lần lên tỉnh: nhanh chóng… bất ngờ… hẫng hụt… xót xa. Chàng không muốn làm mất lòng người yêu nhưng thực sự vô cùng cay đắng trong lòng. Người con trai hiểu rằng mình chưa có quyền gì để thay đổi mạnh mẽ người yêu. Vì thế trong ngôn ngữ đối thoại ở đây, nhân vật nam đã dùng những từ ngữ mềm mỏng như ở thế cầu mong, đề nghị, van nài “sợ mất lòng em”, “van em”, “cho vừa lòng anh”. Mong sao người yêu mãi “giữ nguyên quê mùa”, mãi mãi giữ cái nét mộc mạc, giản dị, “Chân qụê” của ngày xưa. Chỉ cần em như xưa, cần em vẫn là em, mang nét đẹp giản dị của cô gái Việt, thế đã là vừa lòng anh. Thế nhưng, “vừa lòng anh” thì lại “mất lòng em”. Oái oăm thay! Trớ trêu thày ! Thời gian, không gian, cuộc sống thay đổi thì quan niệm về cái đẹp cũng dần thay đổi ở một số người.

Còn đối với chàng trai: cái đẹp không ở sự hiện đại, tân thời mà chính ở những giá trị đơn giản, mộc mạc, “Chân quê” và hơn nữa là phù hợp với bản thân và mọi người: “hoa chanh nở giữa vườn chanh ” thì mớị đúng thực chất, mới là cái đẹp thực sự. Có một số ý kiến cho rằng bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính mang tính bảo thủ quá nặng, Nguyễn Bính cứ khư khư ôm lấy hoài cổ, quá khứ, không nhìn nhận vào hiện thực, tương lai, cứ cho quá khứ là nhất. Thế nhưng, nào đâu phải vậy.

Nguyễn Bính chỉ muốn mọi người giữ gìn, trân trọng những nét đặc trưng dân dã của làng quê và quá khứ, không thể phủ nhận, chối bỏ nó. Cái đẹp tân thời, hiện đại, kiểu cách thì không phù hợp với làng quê vất vả, nghèo khổ. Người con gái sau khi lên tỉnh một lần trong một thời gian ngắn đã thay đổi như vậy thì không biết nếu nàng ở tỉnh trong một thời gian dài thì nét “Chân quê” còn đâu? Chắc là sẽ bị lãng quên, chối bỏ. Có một câu nóị nổi tiếng của Abutalip rằng: “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn trả bạn bằng đại bác”.

Bài thơ nói rõ một tâm sự, thủ thỉ nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy sức lay động, giọng thơ trong sáng, nhẹ nhàng của một nhà thơ được xem là “lạ nhất trước 1945” cùng những câu hỏi tu từ và những từ ngữ, hình ảnh thân quen, dân dã gây cho người đọc nhiều dư vị và cảm xúc.

Bài thơ của Nguyễn Bính là một thông điệp cảnh tỉnh rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc cho những những cô gái quê đang tự đánh mất nét đẹp chân quê của mình. Bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng nhưng xót xa của chàng trai quê về sự đổi thay từ hình thức đến tâm hồn của người yêu, đó là một sự mất mát lởn: “Đời thơ thôi thế dở dang/ cố nhân ơi, bước sang ngang lỡ rồi”. Nhưng nhà thơ đã kịp để lại cho đời “Chân quê” vô cùng đắt giá, đó là bản sắc văn hóa dân tộc được chắt lọc, cô đọng “có một không hai” cho người Việt Nam. Bài thơ “Chân quê” đã được phổ nhạc thành một bài hát được rất nhiều người yêu thích; nó sẽ còn mãi, còn mãi và in một dấu ấn không nhỏ trong lòng những người yêu hồn quê Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×