Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nam Cao được biết đến không chỉ là một nhà văn hiện thực kiệt xuất mà còn là một nhà văn thường hay băn khoăn trăn trở về quan điểm sáng tác văn học. Trải qua biết bao thăng trầm, sự thể nghiệm và suy ngẫm của bản thân về văn chương và hiện thực cuộc đời, Nam Cao đã mượn lời nhân vật Điền trong “Trăng sáng’ như để phát biểu: “Nghệ thuật không cần phải là ảnh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thế chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than…". Ý kiến này rất xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của trường phái hiện thực, trương phái dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn thoát li để trở về với chủ nghĩa hiện thực chân chính.
Trước hết, đầu tiên khi nói về Nam Cao về tuyên ngôn nghệ thuật này. Nhà văn như muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải bát rễ trong đời sống hiện thực, khòng được thoát li đời sống để trớ thành lừa dối.
Khi đi sâu tìm hiểu cuộc đời nhà vãn, chúng ta thấy từ khi còn là một cậu học sinh, Nam Cao đâ từng mơ ước sáng tác. Có thể nói trong thời kì này, ông đà có nhiều thơ, truyện đăng báo với các bút danh Thuý Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê, Nguyệt.. Cũng như biết bao học sinh tiểu tư sản đương thời, Nam Cao đã phải chịu ảnh hướng nặng của vãn thơ lãng mạn thoát li. Nhưng vì đã được tiếp xúc với cuộc sống cùng khổ của nhân dân, lại là nhà văn có lương tri, giàu tình yêu thương quần chúng, nhà văn Nam Cao dường như đã sớm nhận ra tính chất giả dối phù phiếm của thứ văn chương “thơm tho’’ đó, nó rất lạc lõng, xa lạ đối với cuộc sống của hàng triệu quần chúng lầm than và bản thân tác giả hồi bấy giờ. Điền được xây dựng lên là nhân vật chính trong tác phẩm Trăng sáng chính là hình bóng cuộc đời cúa tác giả. Cuộc đời Điền là cuộc đời của một ông giáo khố trường tư với đồng lương chết đói không nuôi nổi bản thân, còn nói gì đến chuyện nuôi gia đình. Con Điền, đứa thì phải đi chăn trâu, đứa thì phải chạy chợ kiếm ngày mấy xu rau; vợ Điền thì cuộc sống lầm than, cái nghèo đói đã làm cho tâm hồn thị trở nên nhỏ nhen, ích kỉ, cằn cỗi, tàn nhẫn.
Có lẽ chính vì cái sự thật nghiệt ngã ấy đã giết chết bao nhiêu ước mơ lãng mạn của Điền. Nhiều khi Điền phải quên cái mộng văn chương để kiếm tiền; cơm áo đã ghì Điền sát đất. Khi Điền nhìn thấy cảnh vợ vì cùng quần, túng thiếu mà “đánh con lớn, chửi con nhỏ, quăng cái chổi, đá cái thúng, vừa dẫm chân bành bạch, vừa kêu trời”, Điền như đã cảm thấy mình gần như tủi cực. Với tâm trạng hỗn độn ấy, nhìn lên trời “Trăng nhởn nhơ như một cô gái non vừa có nhân tình. Gió nhẹ nhàng đặt lên lá những bước chân vũ nữ. Trăng tỏa mộng xuống trần gian… cho những tâm hồn khát khao ngụp lặn..”, Điền mới nhận ra rằng “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối”. “Ánh trăng lừa dối” ở đây là hình ảnh tiêu biểu cho văn chương lãng mạn thoát li, lấy “mây gió trăng hoa” làm nguồn thi hứng chủ yếu. Ánh trăng lừa dối gợi nhớ đến mặt trời chân thực. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi mà đất nước đang đau dưới gót giày giặc ngoại xâm, nhân dân đang chịu cảnh lầm than đau khổ, thì thứ văn học chỉ đi tìm cái thi vị, tìm cái đẹp trong thiên nhiên thuần túy, trong ảo ảnh của ánh sáng vay mượn, chỉ là thứ văn chương thoát li, hưởng lạc, thi vị hóa cuộc sống.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |