Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Gạo và thóc

Một người nào đỏ để một nắm gạo gần một nắm thóc. Có một hạt gạo trắng. mập mạp, phách lối nhảy qua giữa nắm thóc. Hắn nhỏng cổ lên nhìn khắp lượt các hạt thóc rồi lên giọng chê bai:

- Ô! Các bạn xấu xí quá chẳng được như tôi, vừa trắng, vừa mập, mới xinh làm sao! Một hạt thóc gần đó lên tiếng:

- Này hạt gạo, bạn mới thoát được cái vỏ của chúng tôi, sao vội quên mà huênh hoang đến vậy?

(Theo Lê Luynh, Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh số 606)

Câu 1 (2,0 điểm)Theo câu chuyện, hạt gạo từ đâu mà có? Lời nói của hạt gạo thể hiện tính xấu gì?

Câu 2 (1,0 điểm)

Câu văn: Này hạt gạo, bạn mới thoát được cái vỏ của chúng tôi, sao vội quên mà huênh hoang đến vậy?

Xét về mục đích nói thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Câu 3 (1,5 điểm) Câu chuyện trên sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4 (1,5 điểm)

Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra một bài học ý nghĩa nhất cho bản thân. Lí giải vì sao em chọn bài học đó? (Trả lời trong khoảng 3-5 câu)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
365
1
1
an trường
08/02 08:00:15
+5đ tặng
Câu 1: Theo câu chuyện, hạt gạo từ hạt lúa được xay xát ở nhà máy mới ra được hạt gạo. Lời nói của hạt gạo thể hiện tính xấu: quên đi nguồn gốc cội nguồn của mình, phân biệt những hạt thóc không giống mình, mà không biết rằng trước khi có hạt gạo cần phải xay xát lúa thì mới có gạo.
---------------------------------------------------------------------------------theo mình nghĩ là vậy--------------------------------------------------------------------------
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
acquilanhlung
08/02 08:09:49
+4đ tặng

Câu 1:Gạo từ thóc mà có.(Này hạt gạo, bạn mới thoát được cái vỏ của chúng tôi, ) . Hạt gạo vốn là từ hạt thóc mà ra , vậy có thể coi hạt gạo là hạt thóc sau khi tách vỏ , hat gạo và hạt thóc đều từ cây lúa mà ra hạt gạo nói vậy chẳng khác nào đag chê bai những người bạn của mình và cũng là chê bai chính mình lúc trước cả . Lời nói của gạo thể hiện thoái huênh hoanh, phách lối , kênh kiệu , khinh thường người khác.
Câu 2 : Câu nghi vấn. Chức năng chính của câu này là đặt ra câu hỏi. Bên cạnh đó câu nghi vấn cũng thường được sử dụng để bày tỏ những cảm xúc của thóc với gạo.. mà không cần người câu trả lời.

Câu 3: Hạt gạo và thóc biết nói....  , biết nhảy các hành động của con người Văn bản chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Biện pháp tu từ này làm cho các nhân vật trong văn bản trở nên gần gũi, mật thiết với con người, từ đó dễ dàng chuyền tải bài học về cuộc sống.
Câu 4:

Câu chuyện trên ngụ ý muốn nhắc nhở rằng ở đời không nên có thói hung hăng, hốc hách. Cuộc sống nếu chúng ta cứ thản nhiên phách lối cà khịa thì sớm muộn sẽ dẫn đến những điều không mong muốn cho chính bản thân mình. Và nên biết bản thân mình xuất phát từ đâu.

 

1
0
Hàa
08/02 11:17:34
+3đ tặng

Câu 1: Theo câu chuyện, hạt gạo có từ việc một người nào đỏ để một nắm gạo gần một nắm thóc và có một hạt gạo trắng, mập mạp, phách lối nhảy qua giữa nắm thóc. Lời nói của hạt gạo thể hiện tính kiêu ngạo và tự mãn.

Câu 2: Câu văn "Này hạt gạo, bạn mới thoát được cái vỏ của chúng tôi, sao vội quên mà huênh hoang đến vậy?" thuộc kiểu câu mệnh lệnh. Mục đích của câu này là để nhắc nhở, cảnh báo hạt gạo khác về sự tự mãn và kiêu ngạo của họ.

Câu 3: Câu chuyện sử dụng biện pháp tu từ, trong đó hạt gạo trắng tự phụ và kiêu ngạo khi so sánh với các hạt thóc khác. Biện pháp này tạo ra hiệu ứng so sánh và làm nổi bật tính cách của nhân vật.

Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất từ câu chuyện là sự quan trọng của sự khiêm tốn và biết ơn. Đôi khi, khi chúng ta tự mãn và kiêu ngạo, chúng ta có thể bỏ qua những giá trị quan trọng như sự độ lượng và lòng biết ơn. Lời nhắc nhở của hạt thóc gợi lại cho chúng ta ý nghĩa của việc không nên tự mãn và tỏ ra kiêu ngạo, và thể hiện sự quan trọng của việc biết ơn và trân trọng những gì chúng ta đã đạt được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư