Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 1
08/02 13:45:56

Viết 1 đoạn văn khoảng 2 / 3 trang giấy về tình mẹ dành cho con qua bài '' Đi học '' của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo

viết 1 đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy về tình mẹ dành cho con qua bài '' Đi học '' của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
76
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong bài hát "Đi học" của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, tình mẹ dành cho con được thể hiện một cách chân thành và sâu sắc. Bài hát mang đến những cung bậc cảm xúc của một người mẹ khi con trưởng thành và bước vào cuộc sống học tập.

Ngay từ những câu đầu tiên, giai điệu nhẹ nhàng và lời ca tình cảm đã thể hiện sự lo lắng và quan tâm của mẹ dành cho con. Mẹ luôn mong muốn con được hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, và điều đó chỉ có thể đạt được thông qua việc học tập. Mẹ dành cho con những lời khuyên và động viên, nhắc nhở con phải chăm chỉ học hành để có một tương lai tốt đẹp.

Tình mẹ dành cho con không chỉ là sự quan tâm và lo lắng, mà còn là sự hy sinh và cống hiến. Mẹ luôn sẵn lòng dành thời gian và công sức để chăm sóc con, đồng hành cùng con trên con đường học tập. Mẹ không chỉ là người hướng dẫn con trong việc học, mà còn là người bạn đồng hành, người lắng nghe và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của con.

Bài hát còn thể hiện sự tự hào và niềm tin của mẹ vào con. Mẹ tin rằng con có thể vượt qua mọi khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Mẹ luôn động viên con không bao giờ từ bỏ, luôn khuyến khích con cố gắng hết mình để đạt được những ước mơ và mục tiêu của mình. Mẹ tin rằng con sẽ trở thành người thành công và hạnh phúc.

Cuối cùng, bài hát "Đi học" của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo là một tình khúc ca ngợi tình mẹ dành cho con. Tình yêu và sự hy sinh của mẹ không biên giới, luôn bền chặt và mãi mãi. Mẹ là nguồn động lực và nguồn cảm hứng lớn nhất trong cuộc sống của con.
1
2
Ngọc
08/02 13:48:03
+5đ tặng

Sau khi thu thanh bài hát “Đi học” - Bùi Đình Thảo phổ nhạc bài  thơ cùng tên của Minh Chính - ông mời chúng tôi về chiêu đãi bữa thịt Chó thật khó quên. Vừa ăn vừa mở băng bài hát cùng nghe, thu hút cả bà con hàng xóm. Ai cũng khen hay, ai cũng chúc tụng.

Bùi Đình Thảo đã khéo léo lựa chọn những đoạn thơ giầu hình ảnh và cô đọng nhất của Minh Chính để phổ nhạc.

“Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối reo thầm thì
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi
Chim đùa reo trong lá
Cá dưới khe thì thào
Hương rừng thơm chen hương cốm
Em tới trường hương theo…”

Với chất liệu âm nhạc mang âm hưởng của dân ca miền núi phía Bắc, bằng một giai điệu khoan thai, nhẹ nhàng, trong sáng, có những nốt luyến láy duyên dáng, âm nhạc của ca khúc “Đi học” đã làm cho lời thơ bay bổng.

Bài hát được câu tạo ở thể 3 đoạn. Trước khi vào đoạn thứ nhất có nét nhạc dạo đầu, nét nhạc này mang âm hưởng Tính Tẩu – một loại nhạc cụ quen thuộc của đồng bào Tày, Viêt Bắc. Nét nhạc đó như một sợi chỉ xuyên suốt bài, nó vang lên ở giữa đoạn nhạc thứ nhất với đoạn nhạc thứ hai, tiếp tục làm cầu nối sang đoạn thứ ba để kết thúc.

Dùng thủ pháp sử dụng một nét nhạc “gian tấu” xen kẽ giữa các đoạn nhạc chính trong khúc thức, tác giả gắn liền toàn bộ bài hát thành một khối thống nhất.

Đường nét giai điệu của bài hát được tiến hành chủ yếu bằng những quãng hẹp, rất ít những quảng nhảy do đó tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng, diễn tả được tính cách hồn nhiên, trong sáng vô tư và lạc quan của các em nhỏ trên đường tới lớp.

Tiết tấu của cả 3 đoạn nhạc đều nhất quán trên một âm hình, nhưng đã tránh được sự đơn điệu vì giai điệu mỗi đoạn đều có sự tương phản nhất định. Sự tương phản này không lớn, không mạnh, và chủ yếu chỉ bằng sự thay đổi độ cao. Đoan thứ nhất ở âm vực thấp sang đoạn thứ hai, vẫn tiết tấu nhạc khá rõ khi dùng thêm tiếng đệm “ơ…ơ…” ở câu thơ “Mẹ dắt tay từng bước” Sự phát triển đó dừng lại ngay khi câu nhạc tiếp theo ứng với lời ca “Chim đùa reo trong lá, cá dưới khe thì thào. Hương rừng chen hương cốm, em đến trường hương theo”. Nét nhạc ở đây đã nhắc lại câu nhạc cuối của đoạn thứ nhất có biến hoá chút ít. Sự tái hiện này có tác dụng khắc hoạ thêm nét nhạc xuất hiện ở trên.

Sang đoạn thứ ba, vẫn dùng tiết tấu của hai đoạn trước, giai điệu ở đây cũng tiến hành âm vực cao như đoạn hai. Những công năng hoà thanh đã chuyển sang hướng “át” làm nền, tạo được cảm giác mới so với hai đoạn trên. Tiếp đó tác giả cho tái hiện nét nhạc và lời ca “Hương rừng thơm đồi vắng, nước suối trong thầm thì, cọ xoè ô che nắng, râm mát đường em đi”. Đây là lần thứ ba nét nhạc đó được khắc hoạ đâm nét làm cho người nghe dễ dàng nhớ được âm hình mang tính chủ đạo của bài. Sự khéo léo về cách xử lý lời thơ của tác giả âm nhạc chính ở chỗ đó.

Mặt khác, việc sử dụng chất liệu dân gian một cách nhuần nhuyễn làm cho giai điệu đậm đà tính dân tộc, mang rõ phong cách miền núi nhưng không bị trùng lặp. Với những bài dân ca hoặc những giai điệu miền núi quen thuộc khác cũng là một ưu điểm của bài hát.

Nếu trong sáng tạo nghệ thuật nội dung quyết định hình thức thì ở “Đị học” đã hình thành một dạng “Khúc thức” mới, dạng này khó tìm thấy trong những sơ đồ khúc thức quen thuộc mà lí luận về khúc thức học đã tổng kết. Theo tôi đây có thể xem là một đóng góp của Bùi Đình Thảo.

Hàng năm, cứ đến năm học mới lại có bao em nhỏ lần đầu tiên cắp sách đến trường. Em bước đi trong dáng điệu rụt rè, ngỡ ngàng, nắm chặt tay mẹ và líu ríu bước theo sau. Những em nhỏ ấy hẳn hồi hộp và xúc động lắm. “Đi học” là một bài hát đã ghi lại cảm xúc đó của các em nhỏ và được đông đảo thiếu nhi cũng như người lớn ưa thích.

Cùng với các ca khúc khác viết cho thiếu nhi như: “Em đi giữa biển vàng”, “Sách bút thân yêu ơi”, “Chúng em làm cô Tấm”… Đi học” cũng là một bài hát hay của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931 – 1997) - một ca khúc tạo nên ấn tượng đẹp trong tâm hồn mọi người và trở thành bài ca đi cùng năm tháng./.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh
08/02 13:53:18
+4đ tặng

"Đi học" của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo là một bản nhạc mang đậm tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẹ dành cho con. Những giai điệu dịu dàng, lời ca sâu lắng đã thấm vào lòng người, tạo ra một bức tranh về tình yêu thương vô điều kiện của mẹ dành cho con của mình.Mỗi lời ca trong bài hát như là những lời thầm lặng của tình mẹ, luôn ấp ủ trong tim mẹ dù cho thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ vẫn mãi không phai nhạt. Bài hát mở đầu bằng những dòng nhạc trầm bổng, như là tiếng ru từ tận đáy lòng mẹ, an ủi và động viên cho con trên con đường học tập.Cùng với giai điệu êm đềm, lời ca của bài hát "Đi học" như là những lời thương yêu, những lời dặn dò của mẹ dành cho con. Mẹ mong con hãy học hành chăm chỉ, biết ơn công lao của thầy cô, biết tôn trọng bạn bè và luôn giữ vững ước mơ của mình. Mỗi câu từ, mỗi nốt nhạc đều chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, muốn dành tặng cho con những điều tốt đẹp nhất.Tình mẹ dành cho con không chỉ là sự quan tâm, chăm sóc mà còn là sự hy sinh, sự hi sinh không ngừng nghỉ. Mẹ đã dốc hết tâm huyết, công sức để dạy dỗ, nuôi dưỡng và giáo dục con trở thành người có ích cho xã hội. Trên mỗi bước đường học tập, trong mỗi thử thách và khó khăn, con luôn cảm nhận được sự bên cạnh, sự ủng hộ và động viên từ mẹ.Với tình yêu thương vĩnh cửu, tình mẹ dành cho con là nguồn động viên lớn lao, là sức mạnh vững chắc để con vượt qua mọi khó khăn, trở thành người thành đạt trong tương lai. Bài hát "Đi học" của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo không chỉ là một bản nhạc mà còn là biểu tượng cho tình mẹ dành cho con, một tình yêu vĩnh cửu, không bao giờ phai nhạt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo