Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn trích trên là nỗi thương mình của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh lầu xanh

Đoạn trích trên là nỗi thương mình của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh lầu xanh . Theo anh / chị , nỗi thương mình của nhận vật có ý nghĩa như thế nào đối với văn học trung đại ?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
751
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nỗi thương mình của nhân vật Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh lầu xanh thể hiện sự đau đớn, tuyệt vọng và khao khát tự do của con người. Trong văn học trung đại, nỗi thương mình thường được coi là một chủ đề quan trọng, thể hiện sự nhân văn và tâm hồn sâu sắc của con người. Những tác phẩm văn học trung đại thường khắc họa những tình huống đau buồn, khó khăn mà nhân vật phải đối diện và qua đó, giúp độc giả hiểu rõ hơn về con người và xã hội. Nỗi thương mình của nhân vật không chỉ làm tăng thêm sự độc đáo và sâu sắc cho tác phẩm mà còn giúp tạo nên những thông điệp về tình yêu, đau khổ và hy vọng trong cuộc sống.
0
0
ღ_not me_ღ
20/02 19:52:46
+5đ tặng

Giá trị nội dung:

- Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh. Quá khứ càng đẹp đẽ, cao quý bao nhiêu thì thực tại Kiều lại càng ê chề, nhục nhã bấy nhiêu.

- Qua đó, ta thấy được Thúy Kiều là một người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, cao thượng, bất chấp việc phải sống trong hoàn cảnh ô nhục, bùn lầy.

* Giá trị nghệ thuật

- Đoạn trích có hình thức độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật đã khiến cho người đọc có thể đi sâu vào thế giới nội tâm để thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ và cảm nhận của Thúy Kiều.

- Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại để dựng nên một thực tại não nề, đau thương, nhơ nhớp của Kiều khi nàng bị ép phải tiếp khách; khi phải mang tấm thân mình ra làm trò chơi cho những khách làng chơi hay lui đến chốn này.

* Nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều :  Ông đã tinh tế trong việc khắc họa khung cảnh làng chơi xô bồ hỗn tạp một cách chân thực nhưng không dung tục. Để ra qua đó, hình ảnh Kiều hiện lên đầy tủi nhục xót xa. Sự bơ vơ, cô đơn lạc lõng đến tận cùng của Kiều mấy ai có thể hiểu thấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc khắc họa, Nguyễn Du còn thể hiện sự xót thương, đồng cảm sâu sắc và ca ngợi, trân trọng dành cho Kiều – người con gái luôn cố gắng giữ gìn tâm hồn của mình.

* Nỗi thương mình của nhân vật có ý nghĩa  đối với văn học trung đại :

- Đoạn trích góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái "ta" nhiều hơn cái "tôi").

- Đoạn trích làm nên những giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, thể hiện cuộc sống những người phụ nữ thời xưa thường được giáo dục phải an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục => trong đoạn trích, khi Thúy Kiều "Giật mình mình lại thương mình xót xa" đã bao hàm ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.

Cop mag đấy nhé

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×