Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Viết bài văn phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)lưu ý Không chép mạng.
Giúp mình với
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
364
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, nói về cảm xúc của người thơ khi đứng trước cảnh đẹp của một làng quê vào buổi tối. Bài thơ mang đến cho độc giả một cảm giác huyền bí, lãng mạn và sâu lắng.

Nội dung của bài thơ tập trung vào việc miêu tả vẻ đẹp của cảnh quê vào buổi tối, khi trăng lên trên bầu trời, ánh sáng lung linh phản chiếu trên mặt nước ao, những bóng cây rủ nhau trong gió. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tinh tế, màu sắc tươi đẹp để tạo nên một không gian thơ mộng, lãng mạn và sâu lắng.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" được xây dựng trên nền văn chương cổ điển, với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, âm nhạc và cảm xúc. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ tinh tế, hình ảnh sinh động để tạo nên một bức tranh thơ đẹp mắt và sâu sắc. Ông đã biến những cảm xúc riêng tư của mình thành những dòng thơ ngọt ngào, sâu lắng và đầy tình cảm.

Tóm lại, bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử là một tác phẩm xuất sắc với nội dung sâu sắc và nghệ thuật tinh tế. Nó đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả và được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại của văn học Việt Nam.
1
1
Hồng Anh
19/02 19:27:12
+5đ tặng

Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mạc Tử? Cả một thế giới trăng trong thơ ông:

Trăng nằm sóng soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi..."

(Bẽn lẽn)

"Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quỳ
Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu"

(Hãy nhập hồn em)

"Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn".

(Đêm không ngủ)

Thi sĩ còn nói đến thuyền trăng, sông trăng, sông trăng... Cả một thế giới trăng mộng ảo, huyền diệu. Thơ Hàn Mạc Tử rợn ngợp ánh trăng, thể hiện một tâm hồn "say trăng" với tình yêu tha thiết cuộc đời, vừa thực vừa mơ. Ông là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1941). Với 28 tuổi đời (1912-1940), ông để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ đặc sắc. Thơ của ông như trào ra từ máu và nước mắt, có không ít hình tượng kinh dị. Cũng chưa ai biết hay về mùa xuân và thiếu nữ ("Mùa xuân chín"), về Huế đẹp và thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" như Hàn Mạc Tử.

"Đây thôn Vĩ Dạ" rút trong "Tập thơ Điên" xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ đã qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu. Hàn Mạc Tử đã viết về một tình yêu - tình yêu đơn phương thơ mộng đắm say, lung linh trong sáng đến huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khát khao về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ.

Câu đầu của khổ thơ thứ nhất "dịu ngọt" như một lời chào mời vừa mừng vui hội ngộ, vừa nhẹ nhàng trách người thương xiết bao thương nhớ, đợi chờ. Giọng thơ êm dịu, đằm thắm và tình tứ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Có mấy xa xôi. Cảnh cũ người xưa thấp thoáng trong vần thơ đẹp mang hoài niệm. Bao kỉ niệm sống dậy trong một hồn thơ. Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộng mơ:

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới. lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?"

Cảnh được nói đến là một sáng bình minh đẹp nơi thôn Vĩ. Nhìn từ xa, thi nhân say mê ngắm nhìn những ngọn cau, tàu cau ngời lên dưới màu nắng mới, "nắng mới lên" rực rỡ. Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc của thôn Vĩ Dạ từ bao đời nay. Hàng cau như chào mời, như vẫy gọi.

Quên sao được màu xanh cây lá nơi đây. Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh vườn tược Vĩ Dạ: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Sương đêm ướt đẫm cây cỏ, hoa lá. Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng trông "mướt quá" một màu xanh ngọc bích. Đất đai màu mỡ, khí hậu thuận hòa, con người cần cù chăm bón mới có màu sắc "xanh như ngọc" ấy. Thiên nhiên như rạo rực, trẻ trung và đầy sức sống. Cũng nói về màu xanh ngọc bích, trước đó (1938) Xuân Diệu đã từng viết: "Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá..." ("Thơ duyên"). Hai chữ "vườn ai" gợi ra nhiều ngạc nhiên và man mác bâng khuâng. Câu thơ thứ tư tả thiếu nữ với khóm trúc vườn xuân: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Mặt trái xoan, mặt hoa da phấn, khuôn mặt búp sen là vẻ đẹp của giai nhân. Mặt chữ điền là gương mặt đầy đặn, vuông vắn, phúc hậu. "Lá trúc che ngang" là một nét vẽ thần tình đã tô đậm một nét đẹp của cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng, kín đáo, tình tứ đáng yêu. Hàn Mạc Tử hơn một lần nói về trúc và thiếu nữ. Khóm trúc như tỏa bóng xanh mát che chở cho một mối tình đẹp đang nảy nở:

"Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây"

(Mùa xuân chín)

Câu 3, 4 trong khổ thơ đầu tả cau, tả nắng, tả vườn, tả trúc và thiếu nữ với một gam màu nhẹ, thoáng, ẩn hiện, mơ hồ. Đặc sắc nhất là hai hình ảnh so sánh và ẩn dụ (xanh như ngọc... mặt chữ điền). Cảnh và người nơi Vĩ Dạ thật hồn hậu, thân thuộc đáng yêu.

Vĩ Dạ một làng quê nằm bên bờ Hương Giang, thuộc ngoại ô cố đô Huế. Vĩ Dạ đẹp với những con đò thơ mộng, những mảnh vườn xanh tươi bốn mùa, sum sê hoa trái. Những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng ẩn hiện sau hàng cau, khóm trúc, mà ở đây thường dìu dặt câu hát Nam ai, Nam bình, qua tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục huyền diệu, réo rắt. Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ. Hàn Mạc Tử đã dành cho Vĩ Dạ vần thơ đẹp nhất với tất cả tấm lòng tha thiết mến thương. Xa cách Huế và Vĩ Dạ đã bao năm tháng rồi. Thế mà cảnh sắc và con người nơi thôn Vĩ vẫn được nhà thơ ôm ấp trong lòng, càng trở nên lung linh, biểu lộ niềm ước mong tha thiết được trở lại cố đô thăm cảnh cũ người xưa. Bức tranh tâm cảnh đã được thể hiện một cách tài hoa bức tranh thôn Vĩ hữu tình nên thơ.

Khổ thơ thứ hai nói về cảnh mây trời, sông nước. Một không gian nghệ thuật thoáng đãng, mơ hồ, xa xăm. Hai câu 5, 6 là bức tranh tả gió, mây, dòng sông và hoa (hoa bắp). Giọng thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn. Nghệ thuật đối tạo nên bên phiên cảnh hài hòa, cân xứng và sống động. Gió mây đôi ngả như mối tình nhà thơ, tưởng gần đấy mà xa vời, cách trở. Dòng Hương Giang êm đềm trôi lững lờ, trong tâm tưởng thi nhân trở nên "buồn thiu", nhiều bâng khuâng man mác. Hoa bắp lay, nhè nhẹ đung đưa trong gió thoáng. Nhịp điệu khoan thai, thơ mộng của miền sông Hương núi Ngự được diễn tả rất tinh tế! Các điệp ngữ luyến láy gợi nhiều vương vấn mộng mơ. Ngoại cảnh mênh mang chia lìa như nỗi lòng, như tâm tình thi nhân vậy;

"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay".

Hai câu tiếp theo, nhà thơ hỏi "ai" hay hỏi mình khi nhìn thấy, hay nhớ tới hình ảnh con đò nằm mộng bến sông trăng. Sông Hương quê em trở thành "sông trăng". Hàn Mạc Tử với tình yêu Vĩ Dạ đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về dòng sông Hương với những con đò dưới vầng trăng. Nguyễn Công Trứ đã từng viết: "Gió trăng chứa một thuyền đầy". Hàn Mạc Tử cũng góp cho nền thơ Việt Nam hiện đại một vần thơ trăng độc đáo:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng và con thuyền. Thuyền em hay "thuyền ai" vừa thân quen, vừa xa lạ. Chất thơ mộng ảo trong "Đây thôn Vĩ Dạ" là ở những thi liệu ấy. Câu thơ gợi tả một hồn thơ đang rung động trước vẻ đẹp thơ mộng của xứ Huế miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu dàng, thơ mộng và thoáng buồn. ở đây bức tranh tâm cảnh tràn ngập ánh trăng, thấm thía một nỗi buồn cô đơn li biệt của khách đa tình.

Khổ thơ thứ ba nói về cô gái Huế và tâm tình thi nhân. Đương thời, nhà thơ Nguyễn Bính đã viết về thiếu nữ sông Hương: "Những nàng thiếu nữ sông

Hương - Da thơm là phấn, má hường là son...". Vĩ Dạ mưa nhiều, những buổi sớm mai và chiều tà lắm sương khói. "Sương khói" trong Đường thi thường gắn liền với tình cố hương, ở đây sương khói đã làm nhòa đi, mờ đi áo trắng em, nên anh nhìn mãi vẫn không nhận ra dáng hình em (nhân ảnh). Người thiếu nữ Huế thoáng hiện, trắng trong, kín đáo và duyên dáng. Gần mà xa. Thực mà mơ. Câu thơ chập chờn, trắng trong, kín đáo và duyên dáng. Gần mà xa. Thực mà mơ. Câu thơ chập chờn, bâng khuâng. Ta đã biết Hàn Mạc Tử từng có một mối tình đẹp đơn phương với một thiếu nữ Huế mang tên một loài hoa đẹp. Phải chăng nhà thơ nói về mối tình này?

"Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"

"Mơ khách đường xa, khách đường xa... ai biết... ai có..." các điệp ngữ và luyến láy ấy tạo nên nhạc điệu sâu lắng, dịu buồn, mênh mang. Sự cách biệt và nỗi buồn xa vắng chia li như kéo dài trong không gian và thời gian vô tận. Người đọc thêm cảm thương cho nhà thơ tài hoa, đa tình mà bạc mệnh, từng say đắm với mối tình đơn phương nhưng suốt đời phải sống trong cô đơn và bệnh tật.

Cũng cần nói một đôi lời về chữ "ai" trong bài thơ này. Cả 4 lần chữ "ai" xuất hiện đều mơ hồ, ám ảnh: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?" - "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?" - "Ai biết tình ai có đậm đà?''. Con người mà nhà thơ nói đến là con người xa vắng, trong hoài niệm, bâng khuâng. Nhà thơ luôn luôn cảm thấy mình hụt hẫng, chơi vơi trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà tha thiết như đang nhạt nhòa và mờ ảo cùng sương khói?.

Hàn Mặc Tử đã để lại cho ta một bài thơ tình thật hay và cảm động. Cảnh và người, mộng và thực, say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ... bao hình ảnh và cảm xúc đẹp mà buồn hội tụ trong ba khổ thơ thất ngôn, câu chữ toàn bích. "Đây thôn Vĩ Dạ" là một bài thơ tình tuyệt tác. Cái màu xanh như ngọc của vườn ai, cọn thuyền ai đậu bến sông trăng, và cái màu trắng của áo em như dẫn hồn ta đi về miền sương khói Vĩ Dạ thôn một thời xa vắng, tìm lại bóng giai nhân, thương nhớ nhà thơ tài hoa, đa tình mà mệnh bạc. Bức tranh tâm cảnh trong "Đây thôn Vĩ Dạ" vương vấn mãi lòng ta. Nhà thơ Thu Bồn đã nói hộ lòng ta.

"Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực mà nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
QMHieu
19/02 19:28:24
+4đ tặng

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo nhất trong phong trào thơ mới. Ông để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị. Đặc sắc và gây xúc động nhất là bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về miền quê đất nước và tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Bài thơ mở đầu bằng một hoài niệm mênh mang về cảnh và người thôn Vĩ. Bức tranh thơ đẹp, còn tình người thì tha thiết nhớ mong.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Mở đầu bài thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời gọi chân thành và là lời tự hỏi chính mình của nhân vật trữ tình. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi tu từ nổi bật nhiều màu sắc, thể hiện niềm đau xót, tiếc nuối ngọt ngào. Nhà thơ sử dụng từ “chơi” mà không sử dụng từ “thăm”, từ “chơi” gợi nên sự thân mật, gần gũi thắm thiết, thâm tình. Đó cũng chính là một câu hỏi đau đớn vì trở về Huế là điều không thể bởi nhà thơ đang trong giai đoạn cuối của cơn bệnh.

Ba câu thơ tiếp theo là hình ảnh thôn Vĩ hiện lên qua cái nhìn tha thiết, mang vẻ đẹp của “hàng cau”, “nắng mới”. Câu thơ với điệp từ “nắng” và cách ngắt nhịp 4/3 gợi ra trong mắt người đọc một không gian đầy ánh sáng. Một vẻ đẹp mượt mà, tươi tốt, đầy sức sống, “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Tác giả dùng màu xanh ngọc để diễn tả sức sống, vẻ đẹp thiên nhiên nơi thôn Vĩ, một màu sắc cao quý, trong trẻo. Nếu không có một tình yêu sâu lắng nồng nàn đối với Vĩ Dạ thì Hàn Mặc Tử không thể có được những vần thơ trong trẻo như vậy.

Và cảnh đẹp thôn Vĩ càng đẹp hơn trước bởi sự xuất hiện hình bóng con người “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Trong thôn Vĩ Dạ kia, nhành lá trúc và khuôn mặt chữ điền sao lại có mối liên quan bất ngờ và đẹp thế: những lá trúc thanh mảnh, thon thả che ngang mặt chữ điền, khuôn mặt ấy chỉ hiện ra thấp thoáng sau lá trúc mơ màng, hư hư thực thực. Trong tâm trí người thi nhân vì thế mà bất chợt hiện về khuôn mặt chữ điền ấy lấp ló sau hàng trúc. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp hài hòa giữa con người và cảnh vật và đồng thời thông qua đó, tác giả cho người đọc nhìn thấy được vẻ đẹp phúc hậu, duyên dáng của con người xứ Huế.

Nếu như khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn cảnh vật bằng niềm lạc quan yêu đời thì sang khổ hai, tâm trạng thi nhân dần có sự đổi khác, từ cảm xúc niềm vui chuyển đổi đột ngột sang lo âu đau buồn khi tác giả mặc cảm với thân phận ở đó ta thấy được khát khao chờ đợi một cách tuyệt vọng.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Thôn Vĩ Dạ nằm ngay bờ sông Hương êm đềm. So với tả cảnh làng quê ở khổ thơ đầu hé mở tình yêu, tác giả chuyển sang tả cảnh sông với niềm bâng khuâng, nỗi nhớ sầu mong.

Hàn Mặc Tử đã sử dụng phép nhân hóa làm dòng sông như chở nặng nỗi buồn sầu của nhà thơ. Nỗi buồn của thi nhân nhường như phủ khắp cả cảnh vật, “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Gió và mây là hai sự vật luôn sánh đôi như cá với nước nhưng ở đây Hàn Mặc Tử đã diễn tả gió mây chia lìa, xa cách: “gió theo lối gió, mây đường mây”. Hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp do mặc cảm về thân phận.

Hai câu thơ tiếp theo, thi nhân đưa người đọc vào cõi mộng mơ, đưa người đọc vào không gian ngập đầy ánh trăng. Hình ảnh “bến sông trăng” gợi vẻ đẹp lãng mạn huyền ảo không thực.

Câu hỏi “Có chở trăng về kịp tối nay?” đó là hiện thân cho nỗi lo sợ của tác giả, sợ quỷ thời gian ít ỏi của mình mà khát vọng giao cảm với cuộc sống vẫn đong đầy, thiết tha.

Mặc dù sống trong mơ nhưng thi nhân không mất hy vọng mà vẫn mong ước:

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Câu thơ “mơ khách đường xa, khách đường xa” thể hiện sự xa xôi, cách trở về thời gian và cả không gian. Màu trắng tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi của cô gái Huế, màu trắng ở đây cũng đã hóa thành màu của ảo ảnh “áo em trắng quá nhìn không ra” thể hiện sự hư ảo, mơ hồ về hình ảnh người xưa nên tác giả rơi vào trạng thái hụt hẫng, xót xa.

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, nơi mà Hàn Mặc Tử dưỡng bệnh, ông luôn xem là tù ngục giam lỏng mình. Bởi thế câu thơ như vừa mơ, còn kỉ niệm cứ chìm vào nơi xứ Huế nơi đó giai nhân trong mộng đang lẫn trong màu khói xường của kỉ niệm.

Câu hỏi cuối khổ thơ vang lên đầy hoài nghi, đầy khắc khoải về một mối tình vô vọng: “Ai biết tình ai có đậm đà?”, đây là sự hoài nghi của người yêu đời tha thiết. Nhà thơ bộc lộ nỗi cô đơn, trống vắng khi hoài niệm về quá khứ hay ước vọng không thể, nhà thơ càng thêm đau đơn, điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người, khát khao yêu thương và gắn bó cuộc đời.

Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh vẽ đẹp về miền quê đất nước, là một tác phẩm nói lên mối tình đơn phương vô vọng nhưng cũng rất đỗi thiết tha, yêu đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×