LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hoán dụ là gì? Nêu các kiểu hoán dụ. Ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ. So sánh, nhân hóa là gì? Nêu các kiểu so sánh, nhân hóa

10 trả lời
Hỏi chi tiết
12.154
33
8
Huyền Thu
03/06/2017 14:33:32
1/* Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 
**Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp : 
_Ẩn dụ hình thức 
_Ẩn dụ phẩm chức 
_Ẩn dụ cách thức 
_Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
2/*Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác cò quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
**Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: 
_Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể; 
_Lấy vật chứa đựng dể gọi vật bị chứa đựng; 
_Lấy dấu hiệu của sự vật đẻ gọi sự vật; 
_Lấy cái cựu thể dể gọi cái trừu tượng. 
3/*So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
**Có hai kiểu so sánh: 
_So sánh ngang bằng; 
_So sánh không ngang bằng. 
4/ Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người
**Có 3 kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- Trò chuyện với người như với vật
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
20
Thùyy Linhh
03/06/2017 14:34:40
​1/* Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 
**Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp : 
_Ẩn dụ hình thức 
_Ẩn dụ phẩm chức 
_Ẩn dụ cách thức 
_Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
2/*Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác cò quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
**Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: 
_Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể; 
_Lấy vật chứa đựng dể gọi vật bị chứa đựng; 
_Lấy dấu hiệu của sự vật đẻ gọi sự vật; 
_Lấy cái cựu thể dể gọi cái trừu tượng. 
3/*So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
**Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm : 
_Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh); 
_Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng dể so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A ); 
_Từ ngữ chỉ phương diện so sánh; 
_Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh). 
***Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều : 
_Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. 
_Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. 
****Có hai kiểu so sánh: 
_So sánh ngang bằng; 
_So sánh không ngang bằng. 
*****So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tượng, tình cảm sâu sắc.​
16
8
Trần Thị Huyền Trang
03/06/2017 14:42:21
Hoán dụ : là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 4 kiểu hoán dụ : 
+ Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Ẩn dụ : là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 4 kiểu ẩn dụ : 
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
9
9
Trần Thị Huyền Trang
03/06/2017 14:45:58
So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Có hai kiểu so sánh : 
+ So sánh ngang bằng.
+ So sánh không ngang bằng.
Nhân hoá : là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người
Có 3 kiểu nhân hóa:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
9
9
Thiện Lê
03/06/2017 14:48:21
​Ẩn dụ:
Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Các em có thể hiểu nôm na ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của một sự vật hiện tượng. Giữa sự vật được gọi tên( A)  và sự vật bị ẩn đi ( B)  có nét tương đồng nào đó.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất –  tương đồng về phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

2. Hoán dụ:
Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

So sánh ẩn dụ và hoán dụ
Nhìn hai khái niệm trên đây, các em dễ nhẫm lẫn ẩn dụ và hoán dụ.

a. Trước hết, chúng ta tìm điểm giống nhau giữa hai biện pháp tu từ này:
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
+ Tác dụng của ẩn dụ  và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

b. Nhưng hai biện pháp tu từ này khác nhau ở những điểm sau đây :
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng,  tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Ví dụ :
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A)  được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề

Ví dụ :
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)
Má hồng: chỉ người con gái đẹp
Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
–  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
–  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

Cách làm dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ ản dụ và hoán dụ
Trong đề đọc hiểu môn văn thường xuất hện câu hỏi : Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong ngữ liệu trên

Đối với dạng câu hỏi này, các em cần làm theo 3 bước sau đây :
+ Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng
+ Chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ hoặc hoán dụ ( tìm A)

+ Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : hình ảnh, từ ngữ ấy có ý nghĩa như thế nào? Nó được dùng để chỉ đối tượng nào ? ( tức là tìm B- sự vật chưa  được nói đến ) Dùng ẩn dụ, hoán dụ như vậy có dụng ý gì trong biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa?…

Ví dụ minh hoạ :
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

+ Biện pháp ẩn dụ
+ Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng
+ Tác dụng : mận, đào,vườn hồng .là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.

Ví dụ 2 :
Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

+ Biện pháp hoán dụ
+ Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó.
– Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân;
– Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.
+ Để hiểu được tác dụng của biện pháp hoán dụ trong câu thơ này, các em có thể so sánh với câu văn sau đây : Tất cả những người nông dân và người công nhân, những người ở nông thôn và thành thị đều đứng lên ->> Cách diễn đạt rườm rà, không mang tính nghệ thuật.
6
5
Lê Thị Thảo Nguyên
03/06/2017 15:14:23
​1. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp : 
+ Ẩn dụ hình thức 
+ Ẩn dụ phẩm chức 
+ Ẩn dụ cách thức 
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
2. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 4 kiểu hoán dụ : 
+ Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Mấy cái này là có hết trong sgk lớp 6 ngữ văn tập 2 đó bạn
Còn để phân biệt 2 phép tu từ thì bạn xem ở link này nhá!Chúc bn hc tốt^^
http://thutrang.edu.vn/phan-biet-an-du-va-hoan-du-cach-lam-bai-tap-ve-bien-phap-tu-tu
2
4
5
4
Kiều Chung
04/06/2017 15:29:46
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
-Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
-Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
-Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
-Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhắm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có 4 khiểu ẩn dụ thường gặp là:
-Ẩn dụ hình thức;
-Ẩn dụ cách thức;
-Ẩn dụ phẩm chất;
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có hai kiểu so sánh thường gặp là:
-So sánh không ngang bằng;
-So sánh không ngang bằng.
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
-Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
-Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
3
0
1/* Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
**Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp :
_Ẩn dụ hình thức
_Ẩn dụ phẩm chức
_Ẩn dụ cách thức
_Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
2/*Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác cò quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
**Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
_Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể;
_Lấy vật chứa đựng dể gọi vật bị chứa đựng;
_Lấy dấu hiệu của sự vật đẻ gọi sự vật;
_Lấy cái cựu thể dể gọi cái trừu tượng.
3/*So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
**Có hai kiểu so sánh:
_So sánh ngang bằng;
_So sánh không ngang bằng.
4/ Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người
**Có 3 kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- Trò chuyện với người như với vật
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
1
0
Lùn tặc
13/05/2019 19:31:15
Chọn cái nào đây mấy bn mai mình thi ồi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư