Cách phòng tránh bạo lực học đường.
* Đối với học sinh:
- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
- Học cách kiềm chế cảm xúc.
- Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
- Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh.
- Thực hiện dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, tổ chức các trò chơi lành mạnh tăng sự gắn kết, tình cảm của các em.
- Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.
- Nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật. Hoạt động này khá đa dạng như thành lập tổ tư vấn tâm lí, giáo dục thông qua các giờ học, giờ sinh hoạt lớp, mời chuyên gia tâm lí.
- Giáo viên thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh, có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh. Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
- Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý nghiêm minh.
* Đối với gia đình:
- Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái
- Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Dù là giáo viên, phụ huynh hay học sinh đều phải có trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường. Mỗi chúng ta cần phải biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và có lòng vị tha. Như vậy mới có thể nói không với bạo lực học đường.