Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây: Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chi của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu

Câu 1: Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:
a. Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chi của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu.
b. Thấy bạn thân hay mua đồ ăn vặt, Nam nhắc nhở và khuyên bạn không nên chi tiêu như vậy vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ.
c. Bạn H có thói quen chi tiêu không kiểm soát nên thường xuyên xin thêm tiền của bố mẹ.
d. Bạn Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Sau một thời gian, Bình nhận thấy chi lớn hơn thu và đã xem lại phần chi tiêu của các tháng trước. Nhận ra một số khoản chi chưa hợp lí nên Bình cắt giảm ngay.
Câu 2: : Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Gần đây, bạn Ph nghỉ học nhiều ngày mà không có lí do. Khi cô giáo chủ nhiệm và các bạn đến nhà để tìm hiểu, bạn Ph cho biết, phải ở nhà để lo việc gia đình. Bạn Ph kể, mấy tháng nay, do công việc nhiều nên mẹ thường đi làm về muộn và hay đi công tác xa. Bố em nghi ngờ và ghen tuông nên thường xúc phạm mẹ. Mặc dù, gia đình nội, ngoại đã can ngăn nhưng bố của bạn Ph vẫn không thay đổi. Mẹ của bạn Ph không chịu đựng được nữa nên về nhà ngoại ở hẳn.
Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph và các thành viên trong gia đình của bạn.
Câu 3 Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.
Bố mẹ cho H tiền để mua đồ dùng học tập và ăn sáng nhưng H mua quà vặt và các đồ dùng không cần thiết. Vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của mình, H còn hỏi vay tiền bạn thân là S để mua thêm những thứ đồ xa xỉ.
Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của H. Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
781
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1:
a. Lan có thói quen rất tốt khi ghi chép lại các khoản thu chi để quản lý tài chính cá nhân. Điều này giúp Lan có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính của mình và tránh tình trạng thiếu tiền đột ngột.
b. Nam đã có hành động đúng khi nhắc nhở bạn thân về việc chi tiêu không cần thiết. Việc này giúp bạn thân nhận ra và cân nhắc lại việc chi tiêu của mình.
c. Thói quen chi tiêu không kiểm soát của bạn H không tốt, khiến bạn phải xin thêm tiền từ bố mẹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân mà còn tạo ra sự phụ thuộc không tốt.
d. Bình đã có hành động tích cực khi lập kế hoạch chi tiêu và kiểm soát tình hình tài chính của mình. Việc cắt giảm chi tiêu không cần thiết giúp Bình tiết kiệm được tiền và có tài chính ổn định hơn.

Câu 2:
Bạo lực gia đình có tác hại nghiêm trọng đối với tâm lý và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đối với bạn Ph, việc chứng kiến bạo lực giữa bố và mẹ có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển tâm lý của bạn. Đồng thời, bạo lực gia đình còn tạo ra môi trường không an toàn, không ổn định cho tất cả các thành viên trong gia đình, gây ra sự phân biệt và xung đột trong quan hệ gia đình.

Câu 3:
Thói quen chi tiêu của H không tốt khi dùng tiền của bố mẹ và thậm chí vay tiền để mua những đồ không cần thiết. Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H nên cân nhắc và lựa chọn chi tiêu một cách thông minh, tiết kiệm và hợp lý. H cần hiểu rõ về giá trị của tiền bạc và sự quan trọng của việc sử dụng tiền một cách có trách nhiệm để không gây ra tình trạng thiếu tiền và phụ thuộc vào người khác.
1
0
Th Vinh
28/02 20:18:23
+5đ tặng
  1. - Trường hợp a) Nhận xét: bạn Lan đã thiết lập được cho mình một thói quen chi tiêu hợp lí. Thói quen chi tiêu này giúp Lan có thể cân đối tài chính, tránh chi tiêu vào những việc không cần thiết.

    - Trường hợp b) Nhận xét: Bạn Nam đã biết cách chi tiêu hợp lí; đồng thời, hành động của Nam còn cho thấy, bạn ấy có sự quan tâm tới bạn bè và có ý thức giữ gìn sức khỏe

    - Trường hợp c) Nhận xét: Bạn H chưa biết cách lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng: chưa hết tháng H đã hết tiền tiêu.

    - Trường hợp d) Nhận xét: Bạn Bình đã biết cách điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

  2. + Bạn Ph bị tổn thương về tinh thần, dẫn đến kết quả học tập giảm sút; Ph nghỉ học nhiều ngày, phải ở nhà để lo việc gia đình.

    + Mẹ bạn Ph bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm dẫn đến tâm lí tổn thương.

    + Hạnh phúc của gia đình bạn Ph có nguy cơ tan vỡ (mẹ bạn Ph không chịu được sự xúc phạm của bố bạn Ph nên đã bỏ về nhà ngoại ở hẳn).

  3. + Bạn N bị tổn thương tinh thần; luôn ở trong trạng thái buồn bã, căng thẳng.

    + Bố bạn N cũng rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí; bị tổn thương về tinh thần khi bị mẹ bạn N thường xuyên xúc phạm, miệt thị.

    + Hạnh phúc của gia đình bạn N có nguy cơ tan vỡ (bố của bạn N đã nghĩ đến việc li dị).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
GUNTER OBERDORF ...
28/02 20:18:23
+4đ tặng

Câu 1:

  • Lan: Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chi để đảm bảo cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu. Điều này thể hiện sự tỉ mỉ, quản lý tài chính thông minh.
  • Nam: Nam nhắc nhở bạn thân không nên chi tiêu quá nhiều cho đồ ăn vặt, vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này thể hiện sự quan tâm và lời khuyên hữu ích.
  • H: Bạn H thường xuyên xin thêm tiền của bố mẹ do thói quen chi tiêu không kiểm soát. Điều này có thể gây áp lực tài chính cho gia đình và ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình.
  • Bình: Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng và tự kiểm tra lại phần chi tiêu của các tháng trước. Việc cắt giảm chi tiêu không hợp lí thể hiện sự tự chủ và quyết đoán.

Câu 2:

  • Tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph và gia đình:
    1. Tâm lý của bạn Ph: Bị ảnh hưởng tâm lý, căng thẳng, lo lắng do môi trường gia đình không ổn định và bị xúc phạm.
    2. Mối quan hệ gia đình: Gia đình bị rạn nứt, không đoàn kết. Mẹ của bạn Ph không chịu đựng được nữa nên phải về nhà ngoại ở hẳn.
    3. Phát triển của bạn Ph: Bị ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển cá nhân do không có môi trường ổn định và hỗ trợ.

Câu 3:

  • Thói quen chi tiêu của H: H chi tiêu không hợp lý, mua quà vặt và đồ dùng không cần thiết, thậm chí còn hỏi vay tiền bạn thân để mua thêm đồ xa xỉ.
  • Lời khuyên nếu là bạn của H: Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H nên xem xét lại thói quen chi tiêu, tập trung vào việc mua sắm cần thiết và quản lý tài chính một cách thông minh. Đồng thời, H nên trò chuyện với bố mẹ để hiểu rõ hơn về tình hình gia đình và tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và xây dựng mối quan hệ gia đình tốt hơn.

 
GUNTER OBERDORF ...
chấm điểm giúp
Linh Khánh
đúng không vậy ạ
1
0
+3đ tặng

- Trường hợp a) Nhận xét: bạn Lan đã thiết lập được cho mình một thói quen chi tiêu hợp lí. Thói quen chi tiêu này giúp Lan có thể cân đối tài chính, tránh chi tiêu vào những việc không cần thiết.

- Trường hợp b) Nhận xét: Bạn Nam đã biết cách chi tiêu hợp lí; đồng thời, hành động của Nam còn cho thấy, bạn ấy có sự quan tâm tới bạn bè và có ý thức giữ gìn sức khỏe

- Trường hợp c) Nhận xét: Bạn H chưa biết cách lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng: chưa hết tháng H đã hết tiền tiêu.

- Trường hợp d) Nhận xét: Bạn Bình đã biết cách điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
câu 2:

- Tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph và người thân 

+ Bạn Ph bị tổn thương về tinh thần, dẫn đến kết quả học tập giảm sút; Ph nghỉ học nhiều ngày, phải ở nhà để lo việc gia đình.

+ Mẹ bạn Ph bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm dẫn đến tâm lí tổn thương.

+ Hạnh phúc của gia đình bạn Ph có nguy cơ tan vỡ (mẹ bạn Ph không chịu được sự xúc phạm của bố bạn Ph nên đã bỏ về nhà ngoại ở hẳn).
Câu 3:
Thói quen chi tiêu của H là chưa hợp lí, lãng phí tiền vào những mặt hàng không thiết yếu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo