Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”
( Các b làm giúp mình với ạ, tuần sau mình thi rồi, mình cảm ơn )

3 trả lời
Hỏi chi tiết
174
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu tục ngữ "Lời nói gói vàng" là một trong những nguyên tắc quan trọng mà chúng ta nên tuân thủ trong giao tiếp hàng ngày. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là chỉ ra sức mạnh của lời nói và tầm quan trọng của việc sử dụng từ ngữ một cách cẩn thận và chính xác.

Trong xã hội hiện nay, việc sử dụng lời nói một cách cẩn thận và chính xác là vô cùng quan trọng. Lời nói có thể tạo ra sự hiểu biết, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người. Tuy nhiên, nếu không sử dụng lời nói một cách chính xác, lời nói có thể gây ra những hiểu lầm, xung đột và mất lòng tin.

Việc sử dụng lời nói gói vàng cũng giúp chúng ta trở nên chân thành và trung thực hơn trong giao tiếp. Nếu chúng ta biết cách chọn lọc từ ngữ và truyền đạt ý kiến một cách lịch thiệp, chúng ta sẽ tạo ra ấn tượng tốt và được người khác tin tưởng hơn.

Tóm lại, việc sử dụng lời nói gói vàng không chỉ giúp chúng ta trở nên chân thành và trung thực trong giao tiếp mà còn giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Chính vì vậy, chúng ta nên luôn nhớ và tuân thủ nguyên tắc này trong cuộc sống hàng ngày.
2
0
Phuonggg
03/03 08:29:46
+5đ tặng

Dễ dàng nhận thấy được rằng chính trong giao tiếp thường ngày, lời nói chính là phương tiện trao đổi giữa người với người. Điều đó như cũng đã thể hiện những suy nghĩ cá nhân và quan hệ của mỗi con người, đồng thời cũng đã được con người thể hiện dưới những hình thức khác nhau, nhưng ta cũng nên biết được có một số cách thể hiện lại vô tình đụng chạm đến người khác và khiến họ cảm thấy bị xúc phạm. Có lẽ chính vì ý thức được sự quan trọng của lời nói trong giao tiếp với những người xung quanh, dân gian xưa kia đã có quan niệm “Lời nói gói vàng” hay là những câu ca của ông ca ngày trước để lại “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chắc chắn rằng chúng đều mang ý nghĩa khái quát về tầm quan trọng của lời nói, cách hành xử, suy nghĩ của con người.

Lời nói khi nói ra thì điều quan trọng là chính những lời nói ấy nếu mà không được tường tận hay tròn vành rõ nghĩa mà lại như ám chỉ một điều gì đó không tốt. Chắc chắn rằng đâu là lời nói “như kim đâm” vào chính những suy nghĩ của người đối diện. Nếu như câu nói mà phù hợp với hoàn cảnh cũng như bày tỏ được nỗi niềm của người gia tiếp kia thì lại rất tốt. Có những lời nói đơn giản nhưng nó lại tràn đầy những vết thương. Con người khi nghe những câu nói như vậy chắc chắn sẽ cảm thấy được có thêm động lực hơn. Khi người đó sai trái thì cũng cố gắng sửa. Nhưng nếu mà lời góp ý đó không tin tế đôi khi là họ bị tổn thương. Và đây cũng chính là nguyên do mà người ta lại nói được rằng “Lời nói gói vàng”.

Vàng là một thứ kim loại quý hiếm của con người nó có giá trị để sử dụng đồng thời cũng chính là vật có sức mạnh quy về giá cả như tiền vậy. Còn lời nói chính là những phát ngôn của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Lời nói được ví như một thứ thật quý giá. Mỗi lời nói ra được quý như gói vàng. Qua câu tục ngữ ta như hiểu thêm được ý của người trước nói đó chính là: Trước khi làm và nói một điều gì chúng ta cũng cần phải suy xét sao cho đúng thì mới nói. Vì lời nói phát ra như không có gì nhưng nó lại có sức nặng ngàn cân. Nó có thể làm cho con người vui tươi hoặc cũng là buồn bã. Thậm chí giận cả chính bản thân hơn,…

Câu tục ngữ như ngắn gọn nhưng đã nói về tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp, rằng phải biết cẩn thận. Mỗi người chúng ta nên phải biết lựa chọn cách nói sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, không để gây mất lòng người xung quanh. Lời nói mà không đúng cũng có thể làm ảnh hưởng đến suy nghĩ đa phần là không tốt về mình, gây hiềm khích hoặc có thể là làm tổn thương.

Câu nói “ Lời nói gói vàng” đã cho chúng ta có thể nhìn nhận một cách đơn giản về ý nghĩa bao quát, cũng như kinh nghiệm được rút ra. Bài học đó chính là những lời nói phải được sử dụng cẩn thận từng li, coi nó quý như vàng mà phải biết nâng niu,. Trước khi nói ra chúng ta cũng cần nên phải suy nghĩ thật thấu đáo khi cần dùng tới cho phương tiện giao tiếp thường ngày. Hơn nữa mỗi người cũng không nên để cho chính chúng bị tiêu dùng một cách quá đáng hay là những lời phát ngôn bừa bãi, thiếu suy nghĩ và cẩn trọng, thể hiện con người thiếu hiểu biết. Lời nói mà tự nhiên thiếu đi cách ứng xử cho phù hợp với cuộc sống cần có sự khéo léo trong cư xử và tế nhị. Hoặc ta cũng có thể thấy được rằng khi xuất phát từ quan niệm đó của dân gian. Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã dạy cho chúng ta rất nhiều bài học cần nhớ.

Mỗi người chúng ta cũng biết được nếu như mà tận dụng lời nói của mình cho phù hợp, làm vừa lòng cả hai thì kết quả luôn luôn tốt đẹp. Chắc chắn rằng tất cả mọi thứ sẽ được nhẹ nhàng, điều quan trọng hơn cả là khiến cho những người xung quanh trở nên vui vẻ. Những lời nói đó dường như cũng sẽ khiến cho lời nói của chúng ta thêm phần có ý nghĩa và đẹp đẽ trong mắt mỗi người, lời nói từ đó mà trở nên có giá trị. Ngược lại, ta như thấy được có một số người ăn nói có phần hơi thô tục, thiếu suy nghĩ, thì họ cũng sẽ nhận lấy những ánh nhìn có phần không thiện cảm. Thậm chí là họ cũng có thể gây ra những bất hòa không đáng có, đồng thời cũng sẽ làm tổn thương hoặc làm tức giận người khác. Lời nói không có nghĩa gì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh vì rất có thể bạn như đã đang làm phiền đến họ.

Trong cuộc sống hiện nay chúng ta cũng cần phải biết được sở dĩ con người cần cẩn thận trong lời nói suy nghĩ là chính do trong cuộc đời làm người, có mấy ai muốn mình bị tổn thương, bị xúc phạm. Mỗi chúng ta như biết được rằng tất cả những hành động thiếu suy nghĩ và lời ăn tiếng nói nếu sử dụng không thấu đáo sẽ dễ gây hiềm khích cho mọi người. Lời nói không hay kia rồi sẽ lan ra cho nhiều người, tiếp đến là cho vô số người, kéo theo với đó chính là những mối quan hệ sẽ dần dà trở thành lòng căm ghét lẫn nhau. Ta phải đặt giả thuyết rằng nếu như ai trong đời cũng ăn nói và hành xử không cẩn thận thì hiềm khích sẽ như thế nào cơ chứ? Con người sẽ sống thật nhàm chán bởi ở đó sẽ chỉ có những nỗi buồn, tranh chấp mà thôi. Nên phải hiểu được giá trị của lời nói ra quý như vàng nên hãy biết dùng như thế nào cho hợp lý và cho đúng là “quý như vàng”.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại dễ hiểu nói về tầm quan trọng của lời nói, rằng lời nói rất quan trọng đối với mỗi con người. Điều quan trọng hơn cả đó chính là con người hãy biết sử dụng chúng làm sao để có ý nghĩa thêm đối với mọi người xung quanh và cho chính mình như thế cuộc sống mới trở lên tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hoàng Minh Nguyệt
03/03 08:56:46
+4đ tặng

Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vừa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiệu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân gian về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng. Điều này đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới nói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.

Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.

Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa. Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ngữ ca dao khác: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Những câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

Uyên Trang
Cảm ơn b nhìuu nhe
0
0
Thảo Trân Đặng
03/03 10:49:54

Dễ dàng nhận thấy được rằng chính trong giao tiếp thường ngày, lời nói chính là phương tiện trao đổi giữa người với người. Điều đó như cũng đã thể hiện những suy nghĩ cá nhân và quan hệ của mỗi con người, đồng thời cũng đã được con người thể hiện dưới những hình thức khác nhau, nhưng ta cũng nên biết được có một số cách thể hiện lại vô tình đụng chạm đến người khác và khiến họ cảm thấy bị xúc phạm. Có lẽ chính vì ý thức được sự quan trọng của lời nói trong giao tiếp với những người xung quanh, dân gian xưa kia đã có quan niệm “Lời nói gói vàng” hay là những câu ca của ông ca ngày trước để lại “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chắc chắn rằng chúng đều mang ý nghĩa khái quát về tầm quan trọng của lời nói, cách hành xử, suy nghĩ của con người.

Lời nói khi nói ra thì điều quan trọng là chính những lời nói ấy nếu mà không được tường tận hay tròn vành rõ nghĩa mà lại như ám chỉ một điều gì đó không tốt. Chắc chắn rằng đâu là lời nói “như kim đâm” vào chính những suy nghĩ của người đối diện. Nếu như câu nói mà phù hợp với hoàn cảnh cũng như bày tỏ được nỗi niềm của người gia tiếp kia thì lại rất tốt. Có những lời nói đơn giản nhưng nó lại tràn đầy những vết thương. Con người khi nghe những câu nói như vậy chắc chắn sẽ cảm thấy được có thêm động lực hơn. Khi người đó sai trái thì cũng cố gắng sửa. Nhưng nếu mà lời góp ý đó không tin tế đôi khi là họ bị tổn thương. Và đây cũng chính là nguyên do mà người ta lại nói được rằng “Lời nói gói vàng”.

Vàng là một thứ kim loại quý hiếm của con người nó có giá trị để sử dụng đồng thời cũng chính là vật có sức mạnh quy về giá cả như tiền vậy. Còn lời nói chính là những phát ngôn của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Lời nói được ví như một thứ thật quý giá. Mỗi lời nói ra được quý như gói vàng. Qua câu tục ngữ ta như hiểu thêm được ý của người trước nói đó chính là: Trước khi làm và nói một điều gì chúng ta cũng cần phải suy xét sao cho đúng thì mới nói. Vì lời nói phát ra như không có gì nhưng nó lại có sức nặng ngàn cân. Nó có thể làm cho con người vui tươi hoặc cũng là buồn bã. Thậm chí giận cả chính bản thân hơn,…

Câu tục ngữ như ngắn gọn nhưng đã nói về tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp, rằng phải biết cẩn thận. Mỗi người chúng ta nên phải biết lựa chọn cách nói sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, không để gây mất lòng người xung quanh. Lời nói mà không đúng cũng có thể làm ảnh hưởng đến suy nghĩ đa phần là không tốt về mình, gây hiềm khích hoặc có thể là làm tổn thương.

Câu nói “ Lời nói gói vàng” đã cho chúng ta có thể nhìn nhận một cách đơn giản về ý nghĩa bao quát, cũng như kinh nghiệm được rút ra. Bài học đó chính là những lời nói phải được sử dụng cẩn thận từng li, coi nó quý như vàng mà phải biết nâng niu,. Trước khi nói ra chúng ta cũng cần nên phải suy nghĩ thật thấu đáo khi cần dùng tới cho phương tiện giao tiếp thường ngày. Hơn nữa mỗi người cũng không nên để cho chính chúng bị tiêu dùng một cách quá đáng hay là những lời phát ngôn bừa bãi, thiếu suy nghĩ và cẩn trọng, thể hiện con người thiếu hiểu biết. Lời nói mà tự nhiên thiếu đi cách ứng xử cho phù hợp với cuộc sống cần có sự khéo léo trong cư xử và tế nhị. Hoặc ta cũng có thể thấy được rằng khi xuất phát từ quan niệm đó của dân gian. Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã dạy cho chúng ta rất nhiều bài học cần nhớ.

Mỗi người chúng ta cũng biết được nếu như mà tận dụng lời nói của mình cho phù hợp, làm vừa lòng cả hai thì kết quả luôn luôn tốt đẹp. Chắc chắn rằng tất cả mọi thứ sẽ được nhẹ nhàng, điều quan trọng hơn cả là khiến cho những người xung quanh trở nên vui vẻ. Những lời nói đó dường như cũng sẽ khiến cho lời nói của chúng ta thêm phần có ý nghĩa và đẹp đẽ trong mắt mỗi người, lời nói từ đó mà trở nên có giá trị. Ngược lại, ta như thấy được có một số người ăn nói có phần hơi thô tục, thiếu suy nghĩ, thì họ cũng sẽ nhận lấy những ánh nhìn có phần không thiện cảm. Thậm chí là họ cũng có thể gây ra những bất hòa không đáng có, đồng thời cũng sẽ làm tổn thương hoặc làm tức giận người khác. Lời nói không có nghĩa gì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh vì rất có thể bạn như đã đang làm phiền đến họ.

Trong cuộc sống hiện nay chúng ta cũng cần phải biết được sở dĩ con người cần cẩn thận trong lời nói suy nghĩ là chính do trong cuộc đời làm người, có mấy ai muốn mình bị tổn thương, bị xúc phạm. Mỗi chúng ta như biết được rằng tất cả những hành động thiếu suy nghĩ và lời ăn tiếng nói nếu sử dụng không thấu đáo sẽ dễ gây hiềm khích cho mọi người. Lời nói không hay kia rồi sẽ lan ra cho nhiều người, tiếp đến là cho vô số người, kéo theo với đó chính là những mối quan hệ sẽ dần dà trở thành lòng căm ghét lẫn nhau. Ta phải đặt giả thuyết rằng nếu như ai trong đời cũng ăn nói và hành xử không cẩn thận thì hiềm khích sẽ như thế nào cơ chứ? Con người sẽ sống thật nhàm chán bởi ở đó sẽ chỉ có những nỗi buồn, tranh chấp mà thôi. Nên phải hiểu được giá trị của lời nói ra quý như vàng nên hãy biết dùng như thế nào cho hợp lý và cho đúng là “quý như vàng”.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại dễ hiểu nói về tầm quan trọng của lời nói, rằng lời nói rất quan trọng đối với mỗi con người. Điều quan trọng hơn cả đó chính là con người hãy biết sử dụng chúng làm sao để có ý nghĩa thêm đối với mọi người xung quanh và cho chính mình như thế cuộc sống mới trở lên tốt đẹp hơn.

Uyên Trang
Cảm ơn b ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo