Trắc Nghiệm : Đọc văn bản sau: Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường (Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Giáo dục Việt Nam) (*Chú thích: chia bào: rời vạt áo; màu quan san: màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở; chinh an: việc đi đường xa; gối chiếc: gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm trường: đường xa)
Trả lời câu hỏi từ 1 đến 7 ( Lựa chọn 1 phương án đúng): Câu 1. Chỉ ra những hình ảnh gợi khung cảnh chia tay. A. Người lên ngựa, kẻ chia bào B. Rừng phong, ngàn dâu xanh, vầng trăng. C. Chiếc gối , dặm trường, vầng trăng D. Rừng phong, vầng trăng, chiếc bóng Câu 2. Trong hai câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi A. Nhân hóa B. Đối C. So sánh D. Câu hỏi tu từ Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ sau: Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
A. Hối hận, buồn tủi, cô đơn B. Tiếc thương, nhớ mong, xót xa C. Lưu luyến, cô đơn, buồn tủi D. Đau khổ, cô đơn, tiếc thương Câu 4. Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu thơ: Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. A. Diễn tả sự chia lìa, cách trở; nỗi cô đơn trong lòng Thúy Kiều trong giờ phút chia ly. B. Diễn tả tình yêu của Thúy Kiều đẹp như rừng phong, luôn đồng hành, sẻ chia những khó khăn C. Diễn tả nỗi buồn, cô đơn của Thúy Kiều khi Từ Hải ra chiến trường D. Diễn tả sự chia lìa, cách trở, cô đơn của Kiều trong giờ phút chia tay Kim Trọng. Câu 5. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích. A. Tự do B. Song thất lục bát C. Lục bát D. Thất ngôn. Câu 6. Văn bản trên được kể theo ngôi nào? A. Ngôi thứ nhất điểm nhìn hạn tri B. Ngôi thứ ba điểm nhìn hạn tri C. Ngôi thứ nhất điểm nhìn toàn tri D. Ngôi thứ ba điểm nhìn toàn tri Câu 7. “Người” và “kẻ” được nhắc đến trong đoạn trích là những nhân vật nào trong “Truyện Kiều”? A. Thúy Kiều, Kim Trọng B. Thúy Kiều, Mã Giám Sinh C. Thúy Kiều, Thúc Sinh D. Thúy Kiều, Từ Hải
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).