Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trời rét như cắt. Không kể tiểu hàn, không kể cả đến đại hàn, buổi sớm mùa đông nào, cụ Ấm cũng dậy từ lúc còn tối đất. Từ trên bàn thờ đức Thánh Quan, cụ nhắc cây đèn để xuống. Ðược khêu hai tim bấc nữa, cây đèn dầu sở phô thêm màu xanh lá mạ phủ trên chất sứ Bát Tràng.
    La liệt trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh, cụ ấm đã bày lên đấy khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất dòn, rất đều. Khói thuốc lào đặc sánh lại bao chùm lấy ánh sáng yếu ớt của một ngọn đèn dầu. Rồi làn khói loãng dần biến ra màu nhờ nhờ như làn hơi nước sủi. Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng hiếu động đang trôi trong không khí gian nhà gạch. Ba gian nhà, chỉ có một người thức.
    Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ Ấm có cả phong thái một triết nhân ngồi rình bước đi của thời gian.
    Ðêm đông dài không cùng. Nó mênh mông và tự hết rất chậm chạp.
    Gió bấc thổi qua những kẽ cánh cửa bức bàn đã gửi vào nơi yên lặng này mươi lăm tiếng gà không nhẫn nhục được với tối tăm. Từ ngoài phía ngõ râm bụt lượn sát nhà gạch, dội vào những tiếng bước chân người nặng nề. Cuộc đời hồi tỉnh lại dần dần.
    Cụ Ấm phẩy phành phạch quạt mo theo một nhịp nhanh chóng trước cửa hỏa lò. Hòn than tẩu lép bép nổ, nghe rất vui tai. Và làm vui cho cả mắt nữa, tàn lửa không có trật tự, không bị bó buộc kia còn vẽ lên một khoảng không gian những nét lửa ngang dọc, cong quèo ngoằng ngoèo. Những lúc có cháu nhỏ ngồi với mình, cụ Ấm thường hỏi xem chúng xem pháo hoa cải như thế có thích không.
    Những hòn than tẩu cháy đều, màu đỏ ửng, có những tia lửa xanh lè vờn ở chung quanh. Không khí mỗi lúc giao động càng nâng cao thêm những ngọn lửa xanh nhấp nhô. Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và trong suốt như thỏi vàng thổi chẩy.
    Thỉnh thoảng, từ hòn than tự tiêu diệt buột ra một tiếng khô, rất khẽ và rất gọn. Thế rồi hòn than sống hết một đời khoảng chất. Bây giờ hòn than chỉ còn là một điểm lửa ấm ấp trong một cái vỏ tro tàn dầy và trắng xốp. Cụ Ấm vuốt lại hai mái tóc trắng, cầm thanh đóm dài đảo lộn tàn than trong hỏa lò, thăm hỏi cái hấp hối của lũ vô tri vô giác. Cụ Ấm bỏ thêm một vài hòn than hoa nữa vào hỏa lò. Than hoa không nổ lép bép như than tầu; nhưng từ ruột ấm đồng bị nung nấu đã lâu, có tiếng thở dài của khối nước sắp biến thể. Nước đã lên tiếng để nhắc người ta nghĩ đến nó.
    Cụ Ấm cũng thở đánh phù một cái, như khi người ta được gặp lại bạn cố nhân sau nhiều giây phú mong chờ.
    Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ khắc có chân quỳ. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Ðến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kểnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, nguời thợ Tầu lấy dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Ấm thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cố tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng hoàn toàn sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá.
    Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất xem có thực là sôi không. Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông già đã sợ nhất cái ấm trà tầu pha hỏng lúc sớm mai.
    Từ trên bề cao cỗ sập, dòng nước sôi trút mạnh xuống nền đất trị, tiếng kêu lộp bộp.
    Trên chiếc hỏa lò để không, cụ đã đặt thêm một ấm đồng cò bay khác. Những người uống trà dùng cách thức như cụ Ấm bao giờ cũng có ít ra là hai ấm đồng đun nước, ấm nước sôi nhắc ra khỏi lò than là đã có chiếc ấm thứ hai đặt lên đấy rồi. Và hai ấm đồng đó cứ được mãi mãi thay phiên nhau đặt lên lò than đỏ rực, vì bữa nước trà cứ kéo dài không hết hồi. Như thế lúc nào người ta cũng có một thứ nước sôi đủ độ nóng để pha một ấm trà ngon.
    Nhưng có mấy khi cụ Ấm uống trà tầu một cách tàn nhẫn như vậy. Riêng về phần cụ, chỉ hai chén con là đủ rồi. Nhưng hai chén đó đã được cụ săn sóc đến nhiều quá.
    Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy bao nhiêu công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý…”
(Lược đoạn cuối: Cụ Ấm cùng thưởng trà và đọc thơ văn cùng với người con trai trưởng trong gia đình).
                                                      (Trích Chén trà trong sương sớm, tác giả Nguyễn Tuân) 
 
Câu 1. Xác định điểm nhìn trong văn bản trên.
Câu 2. Để chỉ cùng một vật là ấm trà, tác giả đã dùng nhiều tên gọi nào?
Câu 3. Xác định nhân vật chính của câu chuyện.
Câu 4. Xác định nội dung chính của văn bản.
Câu 5. Chỉ ra những từ ngữ thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng của cụ Ấm đối với các vật dụng pha trà.
Câu 6. Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật cụ Ấm và sở thích của cụ.
Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: “Trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý và tâm lý”
Câu 8. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân trong văn bản trên.
Câu 9. Theo em, cách thưởng trà của cụ Ấm trong đoạn trích trên có phải là một nét đẹp văn hóa cần gìn giữ không? Vì sao?
 
0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.766
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1. Điểm nhìn trong văn bản trên là quan sát chi tiết về cách cụ Ấm thưởng trà và tâm trạng của ông trong buổi sáng đầu ngày đông lạnh.

Câu 2. Tác giả đã dùng nhiều tên gọi cho ấm trà như: ấm đồng, ấm trà, ấm đồng đun nước, ấm trà tầu.

Câu 3. Nhân vật chính của câu chuyện là cụ Ấm.

Câu 4. Nội dung chính của văn bản là mô tả cách cụ Ấm thưởng trà và tạo không gian yên bình, trầm lắng trong buổi sáng đông.

Câu 5. Những từ ngữ thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng của cụ Ấm đối với các vật dụng pha trà như: "nhẹ nhàng", "khoan thai", "săn sóc", "công phu", "lễ nghi".

Câu 6. Tác giả thể hiện tình cảm, thái độ tôn trọng và yêu thích của mình đối với nhân vật cụ Ấm và sở thích pha trà của ông thông qua cách mô tả chi tiết và tinh tế.

Câu 7. Ý nghĩa của câu văn "Trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý và tâm lý" có thể là việc pha trà không chỉ là việc thưởng thức vị ngon mà còn là cách để tìm thấy sự thư giãn, triết lý và tâm lý trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 8. Nguyễn Tuân sử dụng từ ngữ tinh tế, mô tả chi tiết và sâu sắc để tạo nên bức tranh về cảnh cụ Ấm thưởng trà trong buổi sáng đông.

Câu 9. Cách thưởng trà của cụ Ấm trong đoạn trích trên là một nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, vì nó thể hiện sự tôn trọng, tinh tế và sự chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra không gian yên bình, trầm lắng và triết lý.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×