I/ MB:
Sinh ra trên đời, ai cũng có một người mẹ để yêu thương. Người mẹ ấy không chỉ cho ta sự sống mà còn nuôi dưỡng, chở che, bao bọc cho ta. Dù trên đường đời có bao gian khó thì khi quay đầu lại, ta vẫn thấy bóng mẹ lặng thầm dõi theo, có lẽ đó chính là sự cao cả, thiêng liêng của tình mẫu tử. Cũng vì lẽ đó mà tình mẫu tử đã trở thành một đề tài lớn, một nguồn cảm hứng bất tận của thơ văn. Trong tác phẩm "Người mẹ ăn xin", người mẹ hiện lên với vẻ thương con dù cuộc sống khó khăn, khổ sở.
II/ TB
1. Số phận
- Ngoại hình: già nua, gương mặt nhăn nheo, lưng còng, đôi mắt sâu và làn da rám nắng
- Nghèo khó
- Nuôi đứa con đang đi học
=> Cuộc sống vất vả lam lũ đè nặng trên vai người mẹ già. Bà là một người phụ nữ số khổ.
2. Người mẹ chăm chỉ làm lụng
- Công việc của bà: mang bao đi từng nhà để xin từng nắm gạo và có tiền đến trường
- Đi từ sớm và đi rất xa
- Bà cứ bền bỉ mỗi ngày như vậy
=> Người mẹ đã già yếu luôn cố gắng chăm chỉ, dù khó khăn nghèo khổ, và dù chính bà cũng cảm thấy xấu hổ với công việc của mình, nhưng bà vẫn đi kiếm từng đồng cho con.
3. Người mẹ thương yêu con hết mực
a. Luôn sẵn sàng hy sinh vì con
- Làm lụng chăm chỉ để con được đến trường và học tập
- Mỗi tháng đều mang bao gạo mình đã xin được cho nhà bếp
- DÙ bị mắng, bà vẫn cố nài nỉ người đầu bếp dùng gạo của mình
=> Người mẹ không muốn con chịu khổ, cũng muốn có thể được như bạn bè đồng trang lứa
b. Nghĩ cho con
- Làm xa để con không biết mà xấu hổ
- Không muốn người đầu bếp nói cho con biết, sợ con không muốn đi học
=>>> Đây là một người mẹ yêu thương con hết mực. Dù cuộc đời bà gian nan, khó khăn vất vả, bà muốn con mình được học hành tử tế đàng hoàng, được hưởng những gì nó nên có. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp
III. KB: Cảm nhận về người mẹ vĩ đại cao cả.