Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn cảm nhận bài thơ "Xuân" của Chế Lan Viên

Viết bài văn cảm nhận bài thơ "Xuân" của Chế Lan Viên
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.051
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Xuân" của Chế Lan Viên là một tác phẩm thơ mang đậm tinh thần của mùa xuân, với những hình ảnh tươi mới, hân hoan và đầy sức sống. Tác giả đã tài tình khắc họa lên bức tranh thiên nhiên xuân tươi đẹp, những cánh hoa nở rộ, những cành cây xanh tươi mơn mởn, những con chim hót líu lo trên cành cây.

Mỗi câu thơ trong bài thơ đều chứa đựng một hình ảnh sống động, một cảm xúc sâu lắng về vẻ đẹp của mùa xuân. Tôi cảm nhận được sự hân hoan, sự phấn khích của tác giả khi mô tả về mùa xuân, như một lời ca ngợi về sự trỗi dậy của thiên nhiên sau một mùa đông lạnh giá.

Bài thơ "Xuân" của Chế Lan Viên đã khiến tôi cảm thấy như được đắm chìm trong không gian mộng mơ, huyền bí của mùa xuân. Tôi cảm nhận được sự hài hòa, sự thanh bình và sự tươi mới của mùa xuân thông qua từng dòng thơ, từng hình ảnh mà tác giả đã tạo ra.

Từng câu thơ trong bài thơ "Xuân" như một bức tranh tuyệt vời về vẻ đẹp của mùa xuân, về sự sống động, hân hoan và tươi mới của thiên nhiên. Đọc bài thơ này, tôi như được đắm chìm trong không gian mộng mơ, huyền bí của mùa xuân, và cảm nhận được sự kỳ diệu, sự tươi mới của mùa xuân đang đến.
1
0
Nam
13/03/2024 11:41:58
+5đ tặng

 Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại của nền văn học nước nhà. Con đường văn chương của ông trải qua nhiều biến cố với nỗi băn khoăn, tìm tòi không ngừng nghỉ. Thơ của ông chất chứa sức mạnh của tri thức với vẻ đẹp trí tuệ phong phú, nhiều màu sắc dưới ngòi bút tài hoa đầy thi vị. 

      Tác phẩm “Xuân về” là một trong những tác phẩm nổi bật cho phong cách thơ Chế Lan Viên với nhiều cung bậc cảm xúc thể hiện qua bức tranh mùa Xuân tươi đẹp. Mở đầu là hình ảnh pháp nổ báo hiệu Xuân về, từng tiếng pháo vang là từng phút giây mùa xuân đến gần hơn với trái tim của những con người yêu Xuân. Những cánh hoa Xuân thi nhau nở rộ, vươn cao mong muốn góp thêm sắc màu cho bản giao hưởng ríu rít của những chú chim non. Không chỉ hoa trong vườn mà cỏ cây cũng nghe thấy tiếng gọi của chị Xuân, chúng gãi mình chờ nắng rụng, chờ những tia nắng Xuân ấm áp ươm mầm cho những chồi non xanh biếc. Không chỉ có trăm hoa đua nở, chim hát ngân vang, cỏ vươn đón nắng mà những đôi bướm lượn. Cánh bướm dập dìu, lấp ló vương lấy làn sương sớm mai đọng lại. Cánh bướm chập chờn đậu lên những đóa hoa nở rộ, hái những mật ngọt của đời. Khu vườn mùa Xuân hiện lên đầy sức sống, tô điểm thêm với khúc hát ngây thơ trên cỏ rộng, đàn chim khuyên tíu tít, ganh đua nhau hứng những ánh dương sa chiếu dọi. Ánh dương sa đó phải chăng là tia nắng của niềm tin, hy vọng về một khởi đầu mới, bắt đầu cho một cuộc hành trình, một chặng đường mới đáng trông đợi. 

      Khổ thơ tiếp theo tác giả vẫn tập trung miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mùa Xuân nhưng với nét dịu dàng hơn. Với nghệ thuật nhân hóa hình ảnh hàng dừa “ôm bóng ngủ”, vải “hớ hênh phô”, xoan “khều” mặt trời Chế Lan Viên như thổi hồn thêm vào bức tranh khu vườn rực rỡ một nét đẹp dịu êm, thơ mộng. Bức tranh không chỉ mang hơi thở của muôn hoa, chim chóc mà còn mang hơi thở của những loại cây. Tà chuối non phấp phới đung đưa theo gió Xuân êm ái lấp lánh dưới làn sương sớm mai một màu xanh mơn mởn. Chế Lan Viên một lần nữa nhấn mạnh lại vẻ đẹp của những tia nắng ẩn trong tiếng pháo vang hòa cùng cánh đào chớm nở rạo rực đón Xuân về.

      Không khí mùa xuân đẹp đến thế cớ sao lòng người vẫn buồn vu vơ, tiếng hát con tim không thể ngân vang cùng tiếng hát của muôn loài. Một tâm hồn héo úa không thể nguôi ngoai. Mặc cho nét đẹp mỹ miều của Xuân có lôi cuốn đến mấy thì tâm trí vẫn nghĩ về cảnh nghìn xưa. Tác giả đánh thức tâm hồn bơ vơ bởi lời nhắc “Lòng hỡi lòng! Kìa trời xuân bát ngát; Muôn sắc màu rạng rỡ dưới hương đưa”. Lời nhắc này không đơn giản là nhắc nhở người đọc mà chính là nhắc nhở chính bản thân nhà thơ. Chế Lan Viện được nhà phê bình Mai Quốc Liên bình luận rằng ông là người đa cảm, dễ xúc động nhưng cũng dễ mủi lòng tha thứ. Có lẽ vì vậy nên trong thơ Chế Lan Viên luôn chất chứa nhiều cảm xúc thất thường. Chính vì vậy, ông tự nhắc nhở mình rằng: “Hãy bảo ra: cành hoa đào mơn mởn; Không phải là khối máu của dân Chàm; Cành cây thắm nghiêng mình trong nắng sớm; Không phải là hài cốt vạn quân Chiêm!; Quả dừa xanh không phải đầu chiến sĩ; Xác pháo rơi không phải thịt muôn người” Chế Lan Viên gợi cho chúng ta nhớ về cuộc chiến đẫm máu của người Chăm Pa cuối cùng vẫn bị suy yế và tan rã bởi Hoàng đế Minh Mạng của đất Việt ta vào thế kỷ 19. Tác giả dễ buồn cũng rất biết cách xoa dịu bằng những năng lượng vui tươi. “Hãy bảo ta:trời xuân luôn vui vẻ; Và bảo ta: muôn vật đợi ta cười”. 

      Khổ thơ cuối thể hiện nỗi niềm băn khoăn, trăn trở về ký ức còn đọng lại. Mặc dù đã mở lòng để đón xuân mới, điệp từ “ta những muốn” có thể hiểu được khát khao rũ bỏ được ký ức đau buồn để dang rộng đôi tay, mở cửa trái tim đón lấy tình yêu căng tràn của Xuân mới. Nhưng than ôi, nàng Xuân yêu kiều, diễm lệ đến nao lòng mà trái tim ta đã phủ đầy băng giá. 

      Thơ Chế Lan Viên khắc họa rõ nét tính cách thẳng thắn, mạnh dạn nói lên tâm tư, vấn đề muốn đề cập. Bài thơ “Xuân về” như một cơn gió mới thổi hồn cho văn thơ Chế Lan Viên bay bổng với nỗi niềm tâm tư trĩu nặng, đa dạng cảm xúc như chính cốt cách con người nhà thơ. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×