Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích và đánh giá bài Cha tôi của Nguyễn Hồng Minh

Phân tích và đánh giá bài cha tôi của nguyễn hồng minh
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
906
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Cha Tôi" của Nguyễn Hồng Minh là một tác phẩm thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho cha. Bài thơ không chỉ là sự tôn vinh và biểu lộ lòng biết ơn của con trai đối với cha mà còn là sự thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng đối với công lao và tâm huyết mà cha đã dành cho gia đình.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, chân thực và sâu lắng để diễn đạt tình cảm của mình. Bằng cách mô tả những hình ảnh đời thường, tác giả đã khắc họa được bức tranh hình ảnh cha trong lòng người đọc. Đồng thời, qua từng câu thơ, tác giả cũng thể hiện sự biết ơn và lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với cha.

Bài thơ "Cha Tôi" không chỉ là một tác phẩm văn xuôi tuyệt vời về tình cha con mà còn là một bài học về lòng biết ơn, tôn trọng và hiểu biết đối với người thân, đặc biệt là cha mẹ. Đồng thời, bài thơ cũng gợi nhắc cho chúng ta nhớ về những giá trị truyền thống và tình cảm gia đình quan trọng trong cuộc sống.

Tóm lại, bài thơ "Cha Tôi" của Nguyễn Hồng Minh là một tác phẩm đáng đọc và suy ngẫm về tình cha con, về lòng biết ơn và tôn trọng đối với người thân trong gia đình.
4
2
Phuong
16/03 16:05:25
+5đ tặng

      Nếu như nghĩa mẹ như dòng suối mát, nuôi dưỡng, vuốt ve, quấn quýt đứa con thơ của mình thì tình cha lại mãnh liệt, cao cả, lớn lao như ngọn núi, che chở thầm lặng cho những đứa con của mình. Nếu như trên đời này có thứ không để đo đếm được thì đó chắc chắn là ơn dưỡng dục, là tấm lòng bao la mà phụ mẫu dành cho con cái. Trong tác phẩm Cha tôi, nhà văn Nguyễn Hồng Minh đã sử dụng ngôi kể thứ nhất để thể hiện chân thực nhất từng giai đoạn cảm xúc qua quá trình trưởng thành của nhân vật “tôi”, qua đó tôn vinh sự cao thượng đáng trân quý của một bậc làm cha, làm thầy.

      Nhân vật “tôi” xuất hiện trong văn bản là người trực tiếp chứng kiến những hành động, suy nghĩ, tâm tư của nhân vật người cha. Theo dòng suy nghĩ của nhân vật này, hình ảnh người cha đã được khắc hoạ một cách khách quan, chân thực và sâu sắc nhất. “ Tôi” trong truyện là một cô bé năm tuổi- độ tuổi hồn nhiên, non nớt, tham lam muốn dành tất cả tình yêu thương của cha cho riêng mình. Nguyễn Hồng Minh đã khắc hoạ rất chính xác tâm lí nhân vật, đây có lẽ là tâm tính rất đỗi bình thường của một đứa trẻ ở độ tuổi đó. Đối lập với suy nghĩ vô tư ấy là hình ảnh một người cha cần cù, trách nhiệm và đầy lòng bao dung. 

      Tình huống truyện được tác giả xây dựng giữa khung cảnh của một buổi chiều hè, trong bữa cơm gia đình quen thuộc sau khi nhân vật cha trở về nhà sau giờ lên lớp. Để thể hiện rõ nhất vẻ đẹp của tấm lòng người cha, tác giả đã khéo léo lồng ghép vai trò của nhân vật Phong- một cậu học trò nhỏ. Dù chỉ xuất hiện hai lần trong truyện nhưng Phong chính là đòn bẩy để thúc đẩy tác giả thể hiện rõ hơn tâm lý cảm xúc của từng nhân vật. Suy nghĩ non dại, có chút ích kỉ của nhân vật tôi khi chỉ muốn cha mình dành trọn tình cảm cho con cái, không muốn san sẻ cho người khác. “ Anh ấy đâu phải là con của cha, sao cha lại rầu rĩ thế”, câu nói ấy khiến không khí của bữa cơm dường như thay đổi, không còn trầm ngâm thở dài như trước đó, người cha tức giận nhắc nhở nghiêm khắc đứa con. Nhưng khi nhắc tới gia cảnh của cậu học trò đáng thương, cha lại lộ ra vẻ mặt suy tư, trăn trở, có chút đau lòng, một cậu bé không có mẹ, phải sống xa bố, lại ở trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời. Có lẽ người cha cũng thấu hiểu được tính cách nông nổi của đứa con dại nên chỉ lặng lặng thở dài, ánh mắt xa xăm nghĩ ngợi. Tâm lí của từng nhân vật đã được nhà văn khắc hoạ chân thực, chính xác và vô cùng tinh tế, sự hồn nhiên, vô lo vô nghĩ  ở cạnh sự tận tâm, lòng trắc ẩn của người thầy giáo hết mình với cái nghề cao quý.

       Những đức tính đáng quý của nhân vật cha chính là chồi non, là tiền đề để nhân vật Phong xuất hiện lần thứ hai trong truyện, hình ảnh cậu bé ngày nào được cha giúp đỡ nay đã trở thành một bác sĩ trẻ tâm huyết với nghề. Nhân vật cha giống như một tấm gương sáng, một người cha thứ hai để thúc đẩy Phong theo đuổi cái nghề cao cả ấy. Phải chăng người thầy người cha ấy tốt đến mức nào mới có thể khiến cậu học trờ nông nổi ngày nào cũng đau đáu nhớ về ơn dạy dỗ của cha ngày ấy, có lẽ trong tiềm thức, người thầy ấy đã trở thành người cha của mình lúc nào không hay biết. 

       Nhân vật “tôi” ngày nào, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cũng đã có cái nhìn thấu đáo hơn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động. Không còn nói những lời vô tư, cô bây giờ đã biết suy nghĩ, biết cảm thông trước hoàn cảnh, đôi mắt cay cay khi nhớ về bữa cơm chiều hôm đó. Dường như nhân vật “ tôi” và Phong chính là quả ngọt mà lòng nhân ái của người cha đã đâm hoa kết trái, sự tận tuỵ, kiên trì đã nuôi dưỡng những đứa “con” nên người. 

        Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thông qua tình huống truyện độc đáo, Nguyễn Hồng Minh đã vẽ nên một bức tranh đẹp đẽ về hình ảnh người cha đầy bao dung, nhân ái, một người thầy với tấm lòng trắc ẩn cao cả. Dùng những câu từ mộc mạc, giản dị, gần gũi, tác giả tinh tế xoáy sâu vào những thay đổi trong tâm lý của từng nhân vật, mang đến những cảm nhận sâu sắc về tình cảm con người, những bài học, những giá trị cốt lõi của một bậc làm thầy làm cha muốn gửi gắm cho những đứa con của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư