Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm văn học chủ đề nhân vật sau:

viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm văn học chủ đề nhân vật

Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. ()

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
159
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tác phẩm văn học trên đã mô tả một cách rất chân thực và sinh động về cuộc sống của bác Lê và gia đình trong một xã hội nông thôn nghèo khó. Chủ đề nhân vật trong tác phẩm này được xây dựng qua việc tập trung vào cuộc sống, tâm lý, và hành động của nhân vật chính - bác Lê.

Bác Lê được mô tả là một người cha yêu thương và quan tâm đến gia đình, đặc biệt là đến các con. Dù cuộc sống không mấy dễ dàng, bác Lê vẫn cố gắng làm việc vất vả để nuôi sống gia đình. Tình yêu thương của bác dành cho các con được thể hiện qua những hành động nhỏ như bế con, chăm sóc và bảo vệ chúng khỏi rét đớn và đói khổ.

Nhân vật bác Lê cũng được mô tả qua mối quan hệ với cộng đồng xã hội xung quanh. Bác Lê được mọi người trong xóm yêu quý và tôn trọng, và mối quan hệ này thể hiện qua những lời châm chọc, lời đùa vui từ hàng xóm. Mặc dù cuộc sống của bác Lê không dư dả, nhưng tình cảm gia đình và tình cảm của cộng đồng đã giúp bác vượt qua mọi khó khăn.

Tác phẩm văn học này đã thành công trong việc phác họa nhân vật bác Lê và tạo ra một hình ảnh sống động, chân thực về cuộc sống nông thôn Việt Nam. Chủ đề nhân vật trong tác phẩm đã góp phần làm nổi bật và làm sâu sắc thêm nội dung của câu chuyện, khiến độc giả cảm thấy gần gũi và đồng cảm với những khó khăn, niềm vui của bác Lê và gia đình.
1
0
+5đ tặng

Thạch Lam là một tác giả nổi tiếng trong nhóm Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông luôn đem đến cho người đọc cảm giác rất gần gũi, chân thật mà lại nhẹ nhàng chứ không phải gồng trong nhân vật của mình. Thạch Lam luôn viết về những người có cuộc sống nghèo khó như " Hai đứa trẻ" Liên và An đều là những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn và mỗi tối đều chờ ánh sáng của đoàn tàu soi sáng cuộc sống, mong cảm nhận được chút sự sáng sủa, khang trang đó. Ngoài ta một nhân vật mà trong tác phẩm của Thạch Lam chúng ta cũng thấy được sự nghèo khó đó chính là Bác Lê trong " Nhà bà Lê".

Bà Lê là một người phụ nữ vất vả, khi phải gánh vác trên vai là mười một người con. Tác giả không hề nhắc đến người chồng của bà Lê. Chỉ biết bà Lê hiện lên với hình dáng là một người phụ nữ quê chắc chắn và thấp bé. Điểm mà thấy được sự vất vả của bà đó chính là da mặt và chân tay thì nhăn nheo, khô khốc. Không biết người đàn bà này đã phải chịu bao nhiêu vất vả mà lại có một bộ dạng như vậy.  Bà với mười một người con đứa lớn nhất mới mười bảy tuổi còn đứa bé là còn bế trên tay. 

Tất cả gánh nặng đều đổ lên đôi vai của người đàn bà thấp bé ấy. Ngôi nhà của mấy mẹ con cũng khiến cho chúng ta cần rõ hơn hoàn cảnh của bà. Ngôi nhà là ngôi nhà lá, diện tích nhỏ chỉ bằng hai cái chiếu. Chiếc giường nan thì đã bị gãy nát, cuộc sống đã phải trải qua quá khổ sở. Nếu vào mùa rét thì mấy mẹ con bà Lê lại phải lấy rơm về làm ổ cho ấm. Tác giả có miêu tả nó giống như ở chó, cho mẹ và chó con lúc nhúc trong đó. 

Hoàn cảnh như vậy rồi, công việc của bà Lê cũng không hề ổn định. Bà phải đi làm mướn cho người trong làng. Ai thuê gì thì làm đó, cốt là làm sao có đủ tiền để nuôi các con. Có vất vả, mệt nhọc như thế nào thì chỉ cần nghĩ đến các con có mấy bát gạo là bà lại chịu làm thêm mấy việc. Mùa gặt thì cuộc sống của mẹ con cũng khó hơn chút. Còn mùa rét lại không có việc làm vì khi đó các đồng ruộng đã gặt hết nên bà không còn công việc. 

Một bữa cơm được miêu tả thật sự quá khổ rồi " Thằng con lớn thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra, vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo. Rồi làm một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi chung quanh nồi cơm bốc hơi".

Bà là một người phụ nữ kham khổ nhưng lại là một người mẹ rất yêu thương con chỉ cần thấy con được vui đùa, khỏe mạnh thì bao nhiêu mệt nhọc cũng qua đi hết. Bà yêu thương nhất là đứa con thứ chín vì từ bé nó đã ốm yếu, xanh xao. 

Và đoạn cuối cùng bà Lê thấy đứa thứ chín rất giống thầy nó như đúc thì bà dừng lại và im lăng, không biết bà suy nghĩ gì nhưng những câu chuyện cũ như ùa về.

Tác phẩm " Nhà bà Lê" được Thạch Lam khắc họa một người phụ nữ lam lũ, kham khổ. Nhưng người phụ nữ đó lại rất yêu thương và cuộc sống vui vẻ khi nhìn các con được ăn no.  Thạch Lam đúng là một tác giả của người nông dân nghèo khổ, dù viết về cuộc sống khó khăn nhưng chúng ta lại thấy họ vẫn luôn yêu đời và tươi cười trong cuộc sống dù các nghèo có vây quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×