Ta có thể thấy trong câu truyện "Con hổ có nghĩa", con hổ có tính cách, cử chỉ như con người. Biện pháp sử dụng ở đây là nhân hóa. Còn 2 con hổ, sự đền ơn của 2 con hổ khác nhau, con hổ trước thì cho 10 lạng bạc vì cứu sống vợ con của nó, con hổ sau thì lại biếu con nai khi còn sống, tiễn biệt khi bác tiều chết, và cũng không quên ngày giỗ vì đã lấy xương ở họng cho nó, vì vậy biện pháp tiếp theo được sử dụng là tăng tiến.
Mượn truyện con hổ mà nói chuyện con người. Xưa nay, người ta quan niệm hổ là Chúa Sơn Lâm, hung dữ đến nỗi con người phải sợ hãi. Thế nhưng 2 con hổ kia lại có ân nghĩa như vậy, con người cần phải làm gì đây? Để chuyện "Con hổ có nghĩa" thay vì "Con người có nghĩa" là mục đích giáo huấn, khuyên nhủ một bài học là phải sống có ân nghĩa, tình thương như 2 con hổ trong truyện.