Nguyễn Quang sáng là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam"chiếc lược Ngà"được xem là tác phẩm xuất sắc nhất của ông sáng tác năm 1966. Đây là một truyện ngắn hay trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tình huống truyện độc đáo và sâu sắc trong việc xây dựng tình huống nghịch lí.Tác phẩm là một bài ca về tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng trong hoàn cảnh đất nước gặp chiến tranh với những ám ảnh day dứt mãi không thôi.Đặc biệt là nhân vật bé Thu một bé gái có cá tính cứng cỏi hồn nhiên ngây thơ có tình yêu thương cha sâu nặng
Trước tiên, người đọc hiểu bé Thu là một bé gái cứng cỏi, hồn nhiên, ngây thơ, có cá tính mạnh mẽ.Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu đã không giấu được niềm vui trong giây phút đầu tiên khi gặp lại con. Nhưng thật trớ trêu trái lại với sự vồ vập của cha thì bé Thu lại tỏ ra nghi ngờ vực.ông sáu càng muốn gần con thì biết thôi lại càng xa lánh tâm lí và thái độ của bé Thu được thể hiện qua một lần chi tiết sống động từ hốt hoảng nhìn cái mặt đi vứt chạy và kêu thét lên gọi"Má!má!"khi thấy ông Sáu cho đến việc để thu chỉ gọi trống không với ông sáu "vô ăn cơm ". Thu không chịu gọi ba không nhờ ông sáu giúp việc chắc nồi cơm năng sôi. Thậm chí Thu còn hất miếng trứng cá mà ông sáu gắp cho . Khi ông Sáu tức giận đánh cho Thu 1 cái thì Thu bỏ về nhà bà ngoại , khi xuống xuồng nó còn cố ý khua dây buộc xuồng để nó kêu to.
"Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói kêu rổn rảng, khua thật to rồi lấy dầm bơi qua sông" . Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách vì trong hoàn cảnh xa trắc trở của chiến tranh,bé Thu còn quá nhỏ có thể không hiểu được tình thế khắc nghiệt của đời sống và người lớn ăn cũng không ai kịp chuẩn bị cho bé Thu những khả năng bất ngờ.
Thu không tin ông Sáu là ba mình vì trên mặt ông Sáu có vết sẹo khác người ba trong bức ảnh chụp chung với mẹ nó nó . Phản ứng tâm lý của bé Thu hoàn toàn tự nhiên, chứng tỏ em có một cá tính mạnh mẽ . Tình cảm của em sâu sắc chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó chính là ba của mình. Trong cái bướng bỉnh của bé Thu còn ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ và tình yêu dành cho người cha a khác người cha trong tấm hình chụp chung với má.
Không chỉ có cá tính mạnh mẽ, Thu còn là cô bé có tình thương yêu cha mãnh liệt.
Trong buổi sáng cuối cùng trước lúc ông Sáu lên đường thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên thu cất tiếng 3 và tiếng kêu như xé:"nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy tót lên và giang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó"và"nó hôn cùng khắp nó hôn tóc, hôn cổ hôn vai và hơn cả lên vết thẹo dài trên má của Ba nó nữa " .Thu ôm chặt lấy ba, nước mắt giàn giụa, đôi vai bé nhỏ rung rung "hai tay nó ômchặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó giang cả hai chân cố ôm chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run"
Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại ,bé Thu đã được bà giải thích về vết thẹo của ba nó trong chiến tranh sự nghi ngờ bấy lâu được giải tỏa và ở bé Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, nuối tiếc:"nghe bà kể để nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn". Vì thế trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha trong xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mạnh mẽ và hối hả cuống quýt có xen lẫn sự hối hận Chứng kiến tình cảm ấy ,trước cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia ly nhiều người không cầm được nước mắt và người kể chuyện (bác Ba) cảm thấy có bàn tay ai đang nắm chặt lấy trái tim mình
Tình cảm của bé Thu trong truyện là tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng thật dứt khoát, rành rọt. Ở Thu, còn có sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh nhưng Thu vẫn là đứa trẻ có những nét hồn nhiên của con trẻ.
Bằng ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt đậm sắc thái Nam Bộ, miêu tả nhân vật qua hoạt động, tự chỉ. Nhà văn đã xây dựng ảnh thông qua nhân vật bé Thu , có tình yêu thương ba sâu sắc qua diễn biến tâm lý của bé Thu được diễn tả rất sinh động,với tấm lòng yêu mến trân trọng của nhà văn.
Từ câu chuyện của bé Thu, nhà văn Nguyễn Quang sáng đã giúp chúng ta hiểu được phần nào về về cuộc sống con người Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trước hoàn cảnh đất nước chiến tranh. Đặc biệt nhà văn giúp ta hiểu được nỗi mất mát thiệt thòi của những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh ấy. Các em chịu sự thiệt thòi vì phải xa cách cha mẹ, xa cách tình cảm với những người thân yêu. Thậm chí các em phải chịu sự mất mát vì có những người cha, người mẹ tham gia kháng chiến cứu nước không bao giờ trở về nữa
Nhà văn giúp ta hiểu thêm một thực tế: chiến tranh đồng nghĩa với sự đau khổ, mất mát, với máu và nước mắt. Chính trong khoảnh khắc nghiệt ngã này hơn bao giờ hết, ở con người bừng dậy những tình cảm cao đẹp đặc biệt là tình cảm cha con-một thứ tình cảm thiêng liêng, một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Càng trong cảnh ngộ gian khó mất mát thì tình cảm ấy càng bừng sáng mạnh mẽ hơn bao giờ hết
Với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên ,dung dị. Bên cạnh đó là là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện với những chi tiết ám ảnh khôn nguôi. Đặc biệt là những chi tiết đánh giá hình ảnh chiếc lược ngà cùng với việc sử dụng ngôi kể thứ 3 và khiến cho truyện ngắn" Chiếc lược ngà"có sức hấp dẫn, là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng bất diệt. Khẳng định tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng ,cao đẹp và bất diệt.