LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt ba câu truyện ngắn sau

Câu Hỏi : Tóm tắt 3 truyện ngắn ?
HAI ĐỨA TRẺ

Tiếng trống thu không1 trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chỏng ngồi; chiếc chỏng nan lún xuống và kêu cót két.

- Cái chỏng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... Những nguồn ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối.

Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:

- Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.

[...] Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.

Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn hễ cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại. Thế mà Liên mải ngồi nhìn phố quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp những quả sơn đen lại, trong lúc An đi tìm then để cài cửa cho chắc chắn. Cái cửa hàng hai chị em trông coi - là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình. Mẹ Liên giao cho Liên trông coi - bà còn bận làm hàng xáo - và buổi tối thì hai chị em cùng ngủ đây để trông hàng.

Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm các bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng. Hôm nay ngày phiên mà bán cũng chẳng ăn thua gì.

- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không?

An ngẫm nghĩ rồi đáp:

- Vâng, bà ta mua hai bánh, còn cụ Chi lấy chịu nửa bánh nữa.

Liên với cái bàn tính để cộng số tiền. Nhưng trong hàng nóng và muỗi quá, chị ngần ngại rồi xếp hết cả tiền vào tráp không tính nữa:

- Thôi, để mai tính một thể.

An nhìn chị, chỉ đợi lúc ấy. Hai chị em cùng vội muốn đóng cửa hàng để lại ra ngoài kia, ngồi trên chỏng ngắm nhìn phong cảnh ngoài phố. [...]

- A, cô bé làm gì thế?

Nghe câu nói tiếp theo một tiếng cười khanh khách, chị em Liên không cần ngoảnh mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng. Đó là cụ Thi, một bà già hơi điên, vẫn mua rượu ở hàng Liên. Liên đã biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti đầy đưa cho cụ; chị không dám nhìn mặt cụ, và trong lòng hơi run sợ, chị mong cho cụ chóng đi. Cụ cầm cút rượu soi lên rồi cười gịn giã nói:

- A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.

Cụ ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch, rồi vừa chép miệng vừa lần ruột tượng trả tiền - Cụ để ba đồng xu vào tay Liên, xoa đầu chị một cái rồi lảo đảo bước ra ngoài. Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.

***

Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chỏng, đưa mắt theo dơi những bóng người về muộn, từ từ đi trong đêm. [...] An trỏ tay bảo chị:

- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.

Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rơ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em: bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống, nhóm lại lửa, thổi vào cái nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngơ. An là Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rõ rệt, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh.

Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngơ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.[...]. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.

***

An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mí mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:

- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.

- Ừ, em cứ ngủ đi.

Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên; chị ngồi yên không động đậy.[...].

Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:

- Đèn ghi đã ra kia rồi.

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em:

- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.

Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

- Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ.

Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

- Thôi đi ngủ đi chị.

Liên vỗ vai em ngồi xuống chõng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên. Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ dần, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa. Sao trên trời vẫn lấp lánh. Cả phố huyện bây giờ mới thật là hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. Từ phía ga, bóng đêm lồng với bóng người đi về; chị Tí đương sửa soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ.

Liên quay lại nhìn em thấy An cũng đã ngủ say, tay nắm chặt tà áo chị và đầu vẫn dựa vào vai. [...]. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu; mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.

                   (Theo Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988)

Chú thích:

1 Trống thu không: Ở kinh thành hoặc tình thành ngày xưa, đến gần tối có quân lính đi tuần tra, nếu không thấy có điều gì bất thường thì báo (thường bằng tiếng trống) để đóng cửa thành, gọi là thu không, ý là trong thành an toàn, không có gì đáng lo ngại (nghĩa trong bài: hồi trống báo trời sắp tối.

2 Quả thuốc sơn đen: (quả: đồ để đựng thường được làm bằng gỗ hoặc đan bằng tre, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn, có nắp đậy, sơn màu đen, nâu hoặc đỏ): quả đựng thuốc lào, sơn màu đen.

 

                                     ………………………………………………….

 

 

Văn bản truyện Những ngày mới (Thạch Lam)

 Cánh đồng lúa chín lóe vàng dưới mặt trời buổi trưa. Từng chỗ, ở thửa ruộng nào đã gặt rồi, gốc rạ lấp lánh như dát bạc. Phía xa, làng mạc ở chân trời rung động trong ánh nắng.

Tân nằm trên thảm cỏ, nhìn lên. Qua khe lá lung lay, chàng thấy trời xanh trong và mát. Mùi cỏ và mùi lúa thơm bốc lên xung quanh, Tân cảm thấy cái sung sướng của một người làm xong công việc. Chàng thấy vui vẻ, một mối tình nảy nở giữa tâm hồn Tân với những người thợ gặt giản dị và mộc mạc chung quanh chàng.

Họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sướng tuy những lúa gặt không phải là của họ. Tân cũng vậy, chàng biết rằng những bó lúa kia đem bán đi thì có lẽ không đủ tiền trả công người làm. Song những bông lúa ấy đối với Tân quý lắm và như có một ý nghĩa thiêng liêng, đấy là kết quả của cả một năm làm lụng khó nhọc và vất vả.

Tân nhìn xuống đồi, ngắm nghía những dải mây trắng lững thững ở phía xa. Từ khi trở về quê, chàng quen nhìn xét những đám mây mà trước kia ở tỉnh chàng không bao giờ để ý đến. Tân nhớ lại tất cả quãng đời niên thiếu của mình đã qua ở tỉnh thành. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cha mẹ chàng đã gởi chàng ở nhà ông chú làm việc trên Hà Nội. Nhà chàng cũng không lấy gì làm giàu có, nhưng cũng vào bậc nhất nhì trong làng. Quanh năm cày cấy mươi mẫu ruộng ở ven đồi và chăm bón mấy nương chè, sắn, cũng thừa đủ chi dụng trong nhà.

Cũng như tất cả những nhà giàu khác ở trong làng, cái hy vọng của cha mẹ Tân là cho chàng đi học để trở nên thầy thông hay thầy ký... Mà lúc bấy giờ, chí nguyện của Tân cũng chỉ có thế, chàng hết sức chăm học nên năm mười tám tuổi đã đạt được cái hy vọng của gia đình.

Tân mỉm cười khi nghĩ đến cái tâm trạng của mình lúc mới đi làm; nghĩ đến cái anh chàng lúc nào cũng ăn bận chải chuốt như một cô gái, lúc nào cũng nghĩ đến cái quan trọng của mình. Hình như mỗi cử chỉ của thầy ký trẻ tuổi đều có ảnh hưởng đến mọi người.

Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ, vì trong lúc ấy ở nhà quê có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, và giá thóc hơn, nên không có tiền gửi cho chàng.

Nhưng một hôm rét mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng?

Thế là hôm sau, Tân xách khăn gói về. Rồi từ đấy chàng hoàn toàn là một người nhà quê dễ dãi. Mới đầu Tân cũng thấy nhiều sự thiếu thốn khổ sở. Nhưng dần dần chàng nghiệm ra rằng những cái thiếu thốn đó, không phải là những cái cần dùng cho cuộc đời, mà là những cái thừa. Sự cần dùng là ăn với mặc, chàng đã có đủ. Dần dần chàng mới thấy cái đời chàng sống trước ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì. Chỉ việc có ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát trong những cuộc hành lạc để mua lấy cái chán nản về sau.

Tân tiếc hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng.

Tân không dửng dưng như trước với những cái chung quanh mình. Tâm hồn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. Chàng có cái cảm giác rằng mình sống...

Buổi chiều, thửa ruộng của Tân đã gặt xong. Cả một cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Bọn thợ gặt đều thu xếp liềm hái để trở về. Trên con đường vào làng, các lực điền gánh những gánh lúa vàng nặng trĩu. Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. "Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.

Khi vào đến con đường khuất khúc trong làng, trời nhá nhem tối. Qua hàng rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào. Đâu đâu cũng thấy tiếng cười nói vui vẻ, cảnh đêm trong làng thôn quê vẫn yên lặng âm thầm thì chiều nay hoạt động vô cùng. Mùi lúa thơm vương lại trong các bụi cây hòa lẫn với mùi đầm ấm của phân cỏ, bốc lên khắp cả.

Về đến sân nhà, mọi người ăn xong lại bắt đầu làm việc. Đàn bà vừa đập lúa vừa hát, còn bọn thợ hái ngồi quây quần bên chiếc đèn con nói chuyện. Ai cũng cười đùa tự nhiên. Họ đã tận tâm làm việc suốt ngày. Những lượm lúa vàng sẫm đem đến cho họ cái vui của ngày được mùa, cái hình ảnh của sự no ấm trong đời.

Tân thấy mình cũng sung sướng như họ, chàng thấy tấm lòng mình rộng rãi ra, tâm hồn thân thiết, và yêu mến với cả mọi người.

Sau khi hẹn thưởng cho bọn thợ nồi cơm nếp mới, Tân bước ra ngõ, nhìn xuống dưới đồi. Trên trời, ngàn sao lấp lánh. Gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt và hơi sương lạnh. Cả một vùng đêm rộng rãi và bình tĩnh trên cánh đồng yên lặng.

Tân chợt thấy ở chân phía trời xa, cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội...

Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...

(Trích truyện ngắn Những ngày mới, Thạch Lam, Dẫn theo Tuyển tập Thạch Lam)  

 

 

 

 

ÁO TẾT                 

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẽ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa mong Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi sách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

- Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

- Vậy mầy được mấy bộ?

- Có một bộ hà.

Con bé Em trợn mắt:

- Ít quá vậy?

- Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.

- Vậy à?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

- Còn mầy?

- Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

- Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài, “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

- Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, CÓ MẶC ÁO GÌ BÍCH VẪN QUÝ BÉ EM. THIỆT ĐÓ.

(Áo tết - Nguyễn Ngọc Tư https:// isach.info)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
238
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong ba truyện ngắn được tóm tắt, chúng ta có:

1. Hai Đứa Trẻ: Truyện kể về cuộc sống bình dị của hai chị em Liên và An ở một huyện nhỏ. Chị em sống trong cảnh nghèo khó nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan và yêu thương nhau. Cuộc sống đơn giản và chân thực của họ được mô tả qua những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.

2. Những Ngày Mới: Truyện kể về cuộc sống của chàng trai Tân, từ khi trở về quê nội sau khi mất việc ở thành phố. Tân trải qua những trải nghiệm mới ở quê nhà và tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống đơn giản và chân thực của người làm ruộng.

3. Áo Tết: Truyện kể về mối quan hệ giữa hai cô bạn nhỏ, Em và Bích, mỗi người đến từ hoàn cảnh khác nhau. Em có điều kiện hơn Bích nhưng vẫn giữ tinh thần tốt lành và yêu thương bạn bè. Bích cảm thấy bất đồng khi Em muốn khoe về bộ đồ mới của mình, nhưng Em lại thể hiện sự quý trọng và tôn trọng đối với Bích bằng cách chia sẻ niềm vui và tình cảm.
1
0
Thành
02/04 21:28:00
+5đ tặng
Tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ
Truyện xoay quanh cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt của người dân phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức đợi tàu của hai chị em. Liên và An được mẹ giao trong coi cái cửa hiệu tạp hóa nhỏ ở một Phố huyện nghèo. Ngày nào cũng vậy, theo lời mẹ dặn cứ chiều buông là hai chị em lại đóng cửa hàng rồi ngồi trên chiếc chõng ngắm nhìn Phố huyện vào đêm. Tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn còn cố thức để được ngắm chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua rồi mới đi ngủ. Trước cảnh chiều tà và Phố huyện lúc về đêm Liên cảm thấy nơi đây buồn, ảo não. Liên thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa xung quanh. Hai đứa trẻ là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm. Cuộc sống của họ chỉ là sự cầm chừng, quẩn quanh bế tắc nhưng họ vẫn khao khát được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng. Gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh và đẩy bóng tối nơi Phố huyện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Long
02/04 21:28:11
+4đ tặng
Ngày Mới, tác phẩm đầu tiên và duy nhất của Thạch Lam. Nhân vật chính - Trường, trong truyện ngắn được miêu tả là một chàng trai thiếu quyết đoán, ích kỷ và đầy lòng đố kị. Sau khi đậu bằng thành chung, anh có tương lai rộng mở trước mắt. Tuy nhiên, mẹ Trường luôn muốn con trai học giỏi để có một công việc tốt, đặc biệt là khi anh trai Xuân đã đi làm nhưng lương không đủ để trang trải cuộc sống. Mẹ Trường sắp đặt cho con trai gặp cô Hảo, một cô gái giàu có và thông minh, để anh có thể lập gia đình đầy đủ. Nhưng Trường lại yêu Trinh, một cô gái nghèo khác. Sau khi kết hôn, áp lực tài chính và cuộc sống đã khiến Trường trở thành một người chồng khó tính và bị áp lực. Từ một người đàn ông nhẹ nhàng và giản đơn, cuộc sống đã đẩy anh vào hoàn cảnh khó khăn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư