LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy một đoạn văn Nghị luận khoảng 12 câu theo hình thức diễn dịch, trình bày cảm nhận về nội dung của đoạn thơ trên . Trong đoạn có sử dụng một trợ từ

Cho đoạn thơ sau 
                                                                               Tre Việt Nam 
                                                                                  Tre Xanh
                                                                           Xanh tự bao giờ ?
                                                             Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh 
                                                                  Thân gầy guộc , lá mỏng manh 
                                                               Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
                                                                    Ở đâu tre cũng xanh tươi 
                                                               Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ?
                                                                      Có gì đâu có gì đâu 
                                                               Mỡ màu ít , chắt dồn lâu hóa nhiều 
                                                                 Rễ siêng không ngại đất nghèo 
                                                               Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù 
                                                                    Vươn mình trong gió tre đu 
                                                               Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành 
                                                                    Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh 
                                                              Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. 
                                                                                                                 ( Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy )
Em hãy một đoạn văn Nghị luận khoảng 12 câu theo hình thức diễn dịch trình bày cảm nhận về nội dung của đoạn thơ trên . Trong đoạn có sử dụng một trợ từ ( Gạch chân dưới trợ từ và chú thích )

 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
208
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu lắng về vẻ đẹp và ý nghĩa của cây tre trong văn hóa Việt Nam. Cây tre được mô tả như một biểu tượng của sự kiên cường, sự sống mãnh liệt và sự bền bỉ trước mọi khó khăn.

Đầu tiên, đoạn thơ nhấn mạnh về sự xanh tươi của cây tre, cho thấy sự sống mãnh liệt và kiên cường của nó. Cây tre không ngại đất nghèo, vươn mình trong gió tre đu, thể hiện sự bền bỉ và kiên trì trong cuộc sống.

Tiếp theo, tác giả cũng nhấn mạnh về sự đa dạng và phong phú của cây tre, cho thấy rằng dù ở đâu tre cũng xanh tươi. Điều này thể hiện sự linh hoạt và sự phong phú trong văn hóa Việt Nam, nơi mà cây tre được coi là một biểu tượng quan trọng.

Ngoài ra, đoạn thơ cũng nhấn mạnh về sự đẹp và ý nghĩa của cây tre trong văn hóa Việt Nam. Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm, thể hiện sự tự tin và kiêu hãnh của nó.

Tóm lại, đoạn thơ "Tre Việt Nam" không chỉ là một bức tranh tuyệt vời về vẻ đẹp của cây tre mà còn là một thông điệp về sự kiên cường, bền bỉ và sự sống mãnh liệt của con người. Điều này giúp chúng ta nhận thức được giá trị và ý nghĩa của cây tre trong văn hóa Việt Nam.
2
0
+5đ tặng
Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

 Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

 Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm... đã phần nào thể hiện những đức tính quí báu của dân tộc ta.

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ như phát hiện ra chân lý: tre xanh tươi là nhờ có rễ siêng, là nhờ có bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Sự sống phải bắt đầu từ sự chắt chiu, dành dụm, kiên nhẫn:

Có gì đâu, có gì đâu

 Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa:

Vươn mình trong gió tre đu,

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không khuất đứng mình bóng râm.

Có trời xanh nên mới có tre xanh. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ vừa có hình ảnh rất thơ lại vừa có chất trí tuệ, khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Dù thế nào, tre vẫn bốn mùa xanh tươi.

Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:

Xem thêm:

Soạn bài Cây tre Việt Nam (Chi tiết)
Soạn bài Cây tre Việt Nam - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cây tre Việt Nam - Thép Mới siêu ngắn
                   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                   Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.

                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).

Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.

Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.
cho mình 10 điểm nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư