Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết trình về hệ sinh thái biển

Thuyết trình về hệ sinh thái biển
2 trả lời
Hỏi chi tiết
171
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hệ sinh thái biển là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên trái đất, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và cung cấp nguồn tài nguyên quan trọng cho con người. Hệ sinh thái biển bao gồm các loại sinh vật sống trong môi trường nước mặn, từ các loài vi sinh vật nhỏ nhất đến các loài cá lớn, thủy cung, rạn san hô và nhiều loại sinh vật khác.

Hệ sinh thái biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học, cung cấp thức ăn và nguồn sống cho hàng triệu loài sinh vật khác nhau trên trái đất. Ngoài ra, hệ sinh thái biển cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khí hậu và giữ cho hệ sinh thái trái đất ổn định.

Tuy nhiên, hệ sinh thái biển đang phải đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ đe dọa từ hoạt động con người như: ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức, đánh bắt cá quá mức, biến đổi khí hậu, và sự tác động của các hoạt động phát triển kinh tế trên bờ biển.

Để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái biển, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả, quản lý tài nguyên biển một cách bền vững, và tăng cường nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của hệ sinh thái biển. Chúng ta cũng cần hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến hệ sinh thái biển.

Chúng ta không thể sống sót mà không có hệ sinh thái biển. Hãy cùng nhau hành động để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái biển, để con cháu chúng ta và những thế hệ sau có thể tiếp tục tận hưởng những lợi ích từ biển cả trong tương lai. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe!
2
0
+5đ tặng
Hệ sinh thái biển là hệ sinh thái thủy sinh lớn nhất trên thế giới và được phân biệt bởi các vùng nước có hàm lượng muối cao. Các hệ sinh thái này tương phản với hệ sinh thái nước ngọt, nơi có hàm lượng muối thấp hơn. Nước biển bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất, chiếm hơn 97% lượng nước cung cấp cho Trái Đất[1][2] và 90% những khu vực có sự sống trên hành tinh.[3] Hệ sinh thái biển bao gồm các hệ sinh thái gần bờ, chẳng hạn như ruộng muối, bãi bồi, đồng cỏ biển, rừng ngập mặn, hệ thống bãi triều đá và các rạn san hô ngầm. Chúng cũng mở rộng ra ngoài từ bờ biển để bao gồm các hệ sinh thái ngoài khơi, bao gồm đại dương, nước biển bề mặt, biển sâu, miệng phun thủy nhiệt đại dương và đáy biển. Các hệ sinh thái biển được đặc trưng bởi quần xã sinh vật liên kết với chúng và môi trường vật chất của chúng.
cho mình 10 điểm nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Linh Hà
14/04 11:13:10
+4đ tặng

Hệ sinh thái biển - tài nguyên cần được bảo tồn

Những đe dọa về sự gia tăng mức độ ô nhiễm đại dương, nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng và tác động của con người. Vấn đề bảo vệ các loài thủy sản và đa dạng sinh học càng trở nên cấp bách. Việt Nam được đánh giá là 1 trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, đặc biệt là về hệ sinh thái biển.
Tầm quan trọng :
Đến nay, trong vùng biển Việt Nam đã phát hiện được 20 kiểu hệ sinh thái biển, điển hình như các hệ sinh thái: cửa sông ven biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, rạn san hô, thảm cỏ biển,… và khoảng 11,000 loài sinh vật cư trú với nhiều hệ sinh thái đặc trưng, nhiều loài sinh vật có giá trị cao về mặt kinh tế.
Trong đó, khoảng 6,000 loài động vật đáy, 2,038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển. Theo ước tính, mỗi năm, khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam từ 60 - 80 triệu USD, tức khoảng 56 - 100 USD/năm/gia đình cư dân sống ở các huyện ven biển.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, 1 km2 rừng ngập mặn có thể cung cấp lượng đánh bắt 450kg hải sản/năm. Mỗi năm, hệ sinh thái cỏ biển cung cấp lượng thủy sản và các dịch vụ có giá trị trên 20 triệu USD và giá trị mà đầm phá mang lại ước tính lên đến trên 2.000 USD/ha.
Cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá làm nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản của nhiều loài động vật.
Mỗi m2 cỏ biển có thể tạo ra 10 lít O2 hòa tan, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong nước, làm giảm hiệu ứng nhà kính khi hấp thụ CO2 vào nước. Trong thời gian một năm, 0,44 ha cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá làm nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản của nhiều loài động vật không xương sống, có xương sống cả ở giai đoạn con non và trưởng thành. 
Tuy nhiên, vùng biển nước ta hiện nay đang chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề về ô nhiễm môi trường, hoạt động khai thác quá mức,…khiến hệ sinh thái biển vốn mong manh chịu nhiều tổn thương, dẫn dến độ đa dạng sinh học bị suy giảm và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Vì thế, việc thiết lập các khu bảo tồn nhằm duy trì, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển luôn được đặt ra cấp thiết.
Ra sức hành động:
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp quyết liệt, nhằm bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học biển. Ngay từ năm 1995, trong Kế hoạch Hành động đa dạng sinh học quốc gia được Chính phủ phê duyệt đã đề cập đến công tác bảo tồn biển và vùng ven biển. Tiếp đó, việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch hệ thống khu bảo tồn cũng đã được các bộ, ngành liên quan nhóm thực hiện. 
Bảo tồn biển rất cần thiết nhằm tạo ra sự phát triển ổn định cho nền kinh tế biển của nước nhà. 
Năm 2010, việc xây dựng và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn đã được Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam năm 2020. Với các mục tiêu xây dựng hệ thống khu bảo tồn biển nhằm bảo tồn hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế khoa học, góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển.
Đến 2018, cả nước đã có 10 khu bảo tồn biển được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần thiết thực bảo vệ các hệ sinh thái biển đặc thù, các loài sinh vật biển quý, hiếm, phát triển kinh tế biển gắn với đấu tranh bảo vệ chủ quyền, an ninh trong vùng biển đặc quyền kinh tế,..
Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các khu bảo tồn biển sở hữu gần 70,000 ha rạn san hô, 20,000 ha thảm cỏ biển, trong đó có gần 100 loài đặc hữu, nguy cấp. Ngoài ra, đây còn là “bãi đẻ” và ương dưỡng con non của các loài thủy sinh, phục hồi hệ san hô và hỗ trợ duy trì tốt trữ lượng hải sản. Bên cạnh nghề khai thác truyền thống, người dân địa phương có thể tạo thêm nguồn sinh kế nhờ vào cơ hội phát triển du lịch từ các khu bảo tồn biển.
Việc xây dựng khu bảo tồn biển rất cần thiết, bởi khi duy trì được tính đa dạng hệ sinh thái và các loài sinh vật biển chính là bảo vệ toàn nguồn vốn tự nhiên, tạo ra sự phát triển ổn định cho nền kinh tế biển của nước nhà.  


Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư