Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bày tỏ ý kiến của anh/chị về câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

(CẦN GẤP) Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bày tỏ ý kiến của anh/chị về câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
163
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian Việt Nam. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là chỉ rằng, chỉ khi chúng ta kiên trì, cần cù làm việc, dù khó khăn đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ đạt được thành công.

Theo quan điểm của tôi, câu tục ngữ này thể hiện sự quan trọng của việc kiên trì, cần cù và không bao giờ từ bỏ trước khó khăn. Trên con đường thành công, chúng ta sẽ gặp phải nhiều thử thách, khó khăn và thất bại. Nhưng chỉ khi chúng ta không ngừng cố gắng, không bao giờ từ bỏ, thì mới có thể vượt qua mọi khó khăn và đạt được mục tiêu cuối cùng.

Để trở thành một người thành công, chúng ta cần phải có ý chí mạnh mẽ, kiên trì và sẵn lòng đối mặt với những khó khăn, thử thách. Chỉ khi chúng ta dành thời gian, công sức và kiên nhẫn để mài sắt, thì mới có thể tạo ra kim cương.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có công mài sắt, có ngày nên kim. Đôi khi, mặc dù chúng ta đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không đạt được thành công. Điều quan trọng là chúng ta cần phải học từ những thất bại, từ những sai lầm để rút kinh nghiệm và tiếp tục cố gắng hơn nữa.

Tóm lại, câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" không chỉ là một câu nói đẹp mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự kiên trì, cần cù và ý chí mạnh mẽ trong cuộc sống. Chúng ta cần phải nhớ rằng, chỉ khi chúng ta không ngừng cố gắng, không bao giờ từ bỏ thì mới có thể đạt được thành công trong cuộc sống.
1
0
Hưng
15/04/2024 00:28:11
+5đ tặng

Nền văn học nước ta rất phong phú với nhiều câu ca dao, tục ngữ của ông cha ta để lại cho con cháu nhằm dạy cho các thế hệ sau nhiều bài học quý giá, kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Từ lâu, chúng ta đã hiểu, làm việc gì cũng cần sự kiên trì không thể ngày một ngày hai là thành công được nên các cụ có câu “có công mài sắt có ngày nên kim” thể hiện lòng kiên nhẫn của mọi người.

Trong cuộc sống không phải mọi thứ tự nhiên mà có, tất cả đều phải có lao động mới làm ra, khi mỗi người có mục đích và cách sống riêng không ai giống ai cả, vì thế cần phải cố gắng và kiên trì để thực hiện những mục đích và ước mơ của mình đã đặt ra, hoàn thành tốt nhất theo cách của mình. Từ xa xưa đức tính ấy vẫn luôn được mọi người giữ gìn, và phát huy, như đã thấy, bao nhiêu năm kháng chiến, kháng chiến chống Pháp hàng nghìn năm đô hộ, vậy mà nhân dân ta vẫn kiên trì, vẫn tiếp tục đấu tranh để giành lại độc lập, giúp cho đất nước hòa bình như ngày hôm nay, không một thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai.

Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, cho thấy tầm quan trọng của câu tục ngữ, đến bây giờ câu nói đó, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải trải qua thời gian miệt mài học tập suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống, qua quá trình học tập được thầy cô trang bị cho những kiến thức, giá trị trong cuộc sống với nhiều châm ngôn triết lý để giúp ta có hành trang bước vào đời như một nền tảng vững chắc, khi học mỗi chúng ta cần ra sức, chăm học hỏi để có thể tiếp thu những bài học hay, và đầy ý nghĩa.

Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài, các thầy cô cũng chỉ giúp ta một phần nào đó để hiểu hết, chủ yếu là bản thân mỗi người có cách tiếp thu khác nhau. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội, có câu “thất bại là mẹ thành công”, chúng ta không biết trước được chúng ta sẽ gặp những vất vả, gian nan trong công việc, học tập, không có cái gì thành công luôn, qua những lần thất bại thì chúng ta mới lấy được những kinh nghiệm cho chính mình. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy.

Không phải chúng ta cứ phấn đấu mà không đặt ra mục tiêu, sẽ khiến chúng ta sai lệch trong quá trình rèn luyện, phải tự đề ra phương pháp hợp lý, phù hợp cho bản thân từng người. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một, mỗi một bước là một trải nghiệm, cuộc sống rất nhiều điều hay cần mỗi chúng ta kiên trì khám phá những điều tốt đẹp đó.Câu tục ngữ là một bài học ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mọi người. Những bài học rất quý giá cần con cháu lưu giữ và phát huy hết sức có thể. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những mọi người trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên.

Vì vậy mỗi người cần kiên trì cố gắng từng ngày để đạt những ước mơ của mình, để không phụ kì vọng của ông bà cha mẹ đối với mình, hãy luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trở thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội, để xã hội trở nên tươi đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×