Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết bài văn phân tích đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của "Lý con sáo sang sông" của Nguyễn Ngọc Tư

Hãy viết bài văn phân tích đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của "Lý con sáo sang sông" của Nguyễn Ngọc Tư
1 trả lời
Hỏi chi tiết
449
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
"Lý con sáo sang sông" là một tác phẩm văn xuôi ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, nằm trong tập truyện ngắn "Những câu chuyện buồn cho trẻ em vui vẻ". Tác phẩm này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi cách viết đầy tinh tế và sâu sắc của tác giả.

Nội dung của "Lý con sáo sang sông" xoay quanh câu chuyện về một cậu bé nghèo tên Lý, sống cùng với mẹ và em trai nhỏ. Một ngày, mẹ cậu bị ốm nặng và cần phải nhập viện, để kiếm tiền trả tiền viện phí, cậu phải bán con sáo mà mẹ đã nuôi từ nhỏ. Tuy nhiên, khi đến chợ bán sáo, cậu gặp phải một người đàn ông tốt bụng đã mua con sáo với giá cao hơn và trả lại cho cậu. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhấn mạnh tình cảm gia đình, lòng nhân ái và sự may mắn trong cuộc sống.

Hình thức nghệ thuật của tác phẩm cũng rất đặc sắc. Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi với độc giả nhưng vẫn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc. Cách diễn đạt của tác giả rất chân thực, khiến cho câu chuyện trở nên sống động và gần gũi với độc giả. Đồng thời, việc sử dụng hình ảnh con sáo như một biểu tượng cho tình cảm gia đình cũng là một điểm nhấn đặc biệt của tác phẩm.

Tóm lại, "Lý con sáo sang sông" là một tác phẩm văn xuôi đầy ý nghĩa và cảm động, với nội dung sâu sắc và hình thức nghệ thuật tinh tế. Tác phẩm này đã chứng minh tài năng văn chương của Nguyễn Ngọc Tư và để lại dấu ấn trong lòng độc giả.
1
2
Tiến Dũng
18/04 11:31:10
+5đ tặng

A. Mở bài:

– Giới thiệu đoạn trích: “Bích Câu kì ngộ” là một truyện thơ Nôm đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam về chủ đề tình yêu đôi lứa. Đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu là một trong những đoạn trích tiêu biểu, nói về cái duyên hội ngộ kì lạ giữa Tú Uyên và Giáng Kiều.

– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích nói trên.

B Thân bài:

1. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề:

a. Xác định chủ đề: Thông qua cuộc hội ngộ bất ngờ giữa Tú Uyên và Giáng Kiều, đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của Giáng Kiều, thể hiện tâm hồn đa cảm, si tình của Tú Uyên, đồng thời cho thấy sự kì diệu của tình yêu đôi lứa.

b. Phân tích, đánh giá chủ đề:

– Chủ đề bao trùm của đoạn trích là gặp gỡ, cuộc gặp gỡ giữa tài tử và giai nhân. Và ngay trong khoảnh khắc gặp gỡ đầu tiên ấy, họ đã phải lòng nhau, một thứ tình yêu sét đánh, mà theo quan điểm của văn học Trung đại, nó đã được định sẵn từ tiền kiếp.

– Qua cái nhìn của Tú Uyên, Giáng Kiều hiện lên với vẻ đẹp hiếm có, chim sa cá lặn, sắc nước hương trời. Tú Uyên ngay lập tức xiêu lòng, và chàng không ngần ngại bày tỏ nỗi niềm say đắm của mình trước giai nhân. Sự bày tỏ tâm trạng một cách mạnh dạn này là một nét độc đáo, mới mẻ của truyện thơ “Bích Câu kì ngộ”, xét trong điều kiện xã hội phong kiến nhiều ràng buộc. Ở đây, ta đã thấy manh nha con người cá nhân, con người tự do, con người tự ý thức và dám bày tỏ cảm xúc của mình.

– Đoạn trích nói riêng và truyện thơ “Bích Câu kì ngộ” nói chung cũng ngầm thể hiện một sự ủng hộ về tình yêu tự do, vượt ra ngoài mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến: Tú Uyên là thư sinh nghèo, còn Giáng Kiều là tiên (ám chỉ tầng lớp thượng lưu quý phái), nhưng họ đã bất chấp để yêu nhau, đến với nhau.

3. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:

– Ngôi kể: Đoạn trích được kể từ ngôi thứ ba, người kể chuyện ẩn danh. Việc dùng ngôi kể này làm cho câu chuyện mang tính khách quan. Tuy nhiên, điểm nhìn trần thuật có sự di chuyển vào bên trong, người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật Tú Uyên, điều này khiến cho tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được thể hiện một cách sinh động.

– Hình ảnh: Đoạn trích sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng, nhiều hình ảnh gắn với các điển tích, điển cố, nhiều hình ảnh lấy từ các thành ngữ dân gian, và các hình ảnh này chủ yếu tập trung khắc họa vẻ đẹp của Giáng Kiều. Đó là vẻ đẹp được ví với hoa, với trăng, với làn nước hồ thu, với sóng đào; đó là vẻ đẹp thần tiên với “Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà”; đó là vẻ đẹp khiến “chim sa cá lặn”, “nghiêng nước nghiêng thành”.  

– Bút pháp miêu tả: Đoạn trích sử dụng lối miêu tả mang tính ước lệ, tượng trưng. Đặc điểm này đã làm cho bức chân dung của Giáng Kiều hiện lên với vẻ đẹp trang trọng, quý phái; khiến cho tâm trạng, cảm xúc của Tú Uyên, dù được bộc lộ một cách táo bạo, vẫn không mất đi sự tế nhị, không rơi vào thô tục. 

C. Kết bài:

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ở trên đã thể hiện một cách sinh động và trang trọng vẻ đẹp của Giáng Kiều, đồng thời cho thấy tấm lòng si tình của chàng thư sinh nghèo Tú Uyên trong lần đầu tiên gặp gỡ.

– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích đã khiến ta cũng như được hòa vào cảm xúc lâng lâng của cuộc kì ngộ, khiến ta thêm thấm thía vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo