Thế nào trách nhiệm pháp lý? Kể tên các loại trách nhiệm pháp lý?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Theo quan điểm truyền thống và cũng có tính phổ biến, tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật là bốn loại trách nhiệm pháp lí. Đó là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật nhà nước và trách nhiệm dân sự. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể đồng thời xâm hại một hoặc nhiều khách thể, vì vậy, chủ thể có thể phải gánh chịu một hoặc nhiều loại trách nhiệm pháp lí. Tuy nhiên, nếu chủ thể đã gánh chịu trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hành chính và ngược lại, vì đây đều là các loại trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật trước nhà nước.
1. Trách nhiệm pháp lý hình sự
Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình...
Ví dụ: A 18 tuổi vào nhà B lúc B đi vắng để lấy trộm một chiếc xe máy trị giá 18 triệu động.
Như vậy, A bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo quy định của điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội trộm cắp tài sản. Xem thêm: Trộm cắp tài sản giá trị bao nhiêu thì bị phạt tù, phạt tiền ?
2. Trách nhiệm pháp lý hành chính
Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề...
Ví dụ: A 18 tuổi uống rượu, lái xe máy chạy quá tốc độ. Bị cảnh sát giao thông dừng xe xử phạt vi phạm hành chính về lỗi nồng độ cồn, chạy quá tốc độ theo quy định của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Như vậy, A bị phạt tiền và các hình phạt bổ sung theo quy định của văn bản hành chính này. Xem thêm: Mức xử phạt khi uống rượu, bia khi lái xe máy và ô tô mới nhất?
3. Trách nhiệm pháp lý kỷ luật nhà nước
Trách nhiệm kỉ luật nhà nước được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm kỉ luật nhà nước. Chủ thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật nhà nước có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, hạ bậc lưorng, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc, buộc thôi học... Loại trách nhiệm pháp lí này có thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm dân sự mà đồng thời cũng vi phạm kỉ luật nhà nước.
Ví dụ: A là công chức nhà nước nhưng có hành vi, ứng xử thiếu văn hóa trong quá trình tiếp dân tại trụ sở của cơ quan nhà nước. A bị thủ trưởng (người đứng đầu đơn vị ra quyết định phạt cảnh cáo theo điều 21, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Xem thêm: Cảnh cáo là gì? Quy định về hình phạt kỷ luật cảnh cáo?
4. Trách nhiệm pháp lý dân sự
Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm dân sự. Chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; phạt vi phạm... Trách nhiệm dân sự cũng có thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm kỉ luật nhà nước mà những hành vi này cũng xâm hại đến quyền dân sự của cá nhân, tổ chức trong xã hội (mà đồng thời cũng vi phạm dân sự).
Ví dụ: A mâu thuẫn cá nhân với B, bèn lên Facebook và các mạng xã hội khác chửi bới, nói xấu, nhục mạ B. Ở đây, phát sinh trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm cho B, đồng thời hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng mức độ vi phạm của A. Xem thêm: Vi phạm dân sự là gì? Lấy ví dụ về vi phạm dân sự
Hiện nay, trong khoa học pháp lí còn có quan niệm về một số loại trách nhiệm pháp lí khác, chẳng hạn trách nhiệm hiến pháp, trách nhiệm vật chất... Tuy nhiên, những vấn đề này còn đang được tiếp tục tranh luận.
Bên cạnh trách nhiệm pháp lí theo pháp luật quốc gia còn có trách nhiệm pháp lí theo pháp luật quốc tế. Chủ thể phải gánh chịu loại trách nhiệm này chủ yếu là các quốc gia do vi phạm điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |