Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn về việc học tập xa sút

viết bài văn về việc học tập xa sút
2 trả lời
Hỏi chi tiết
47
0
0
Ben
20/04 15:43:45
+5đ tặng

Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều. Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳn mọi câu trả lời đều là: “Không”. Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là “Áp lực về học tập”.

Trình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Chúng tôi đã không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn, những đòi hỏi của cha mẹ làm chúng tôi trở nên đau đầu. Hằng ngày cứ diễn ra như vậy, tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai. Thời gian nghỉ ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng, hôm nào mà có bài kiểm tra hay thi học kì thì lại phải thức đến một, hai giờ sáng để học thuộc bài rồi mới được đi ngủ. Có nhiều bạn cũng vì thức quá khuya đã dẫn đến bị cận thị, đôi mắt giờ đây lại phải đeo thêm một cái kiến thì mới có thể nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh. Cứ như vậy trung bình một ngày chúng tôi chỉ ngủ năm đến sáu tiếng mà thôi, vậy thử hỏi chúng tôi phải chịu đựng ra sao cơ chứ? Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được.

Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu. Những bài kiểm tra, bài thi ở lớp đánh giá học lực làm chúng tôi lo sợ vì vừa phải tranh đua thứ hạng với các bạn cùng lớp vừa phải làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh chúng tôi. Tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học khi mà tôi thi được điểm cao là về khoe cha mẹ, lúc đó trông tôi rất là vô tư vì không phải bị áp lực như bây giờ. Còn giờ đây, tôi như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều mà sức tôi chỉ có nhiêu đó thôi nó làm tôi quá mệt mỏi rồi.

Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội. Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh. Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình. Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình” từ xưa đến nay, nó khiến chúng tôi bị gò bó, khó chịu khi chưa được cha mẹ ủng hộ về nghề nghiệp trong tương lai đúng với sở thích, năng lực của mình mà đã phải đi theo những cái mà cha mẹ vạch sẵn ra. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “con người ta” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp của chúng tôi. Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi học lớp 8 tôi chỉ được học sinh khá sau nhiều năm giỏi chỉ vì khống chế hai môn: toán và hóa. Cái ngày họp phụ huynh đến, mẹ tôi trở về và đưa cho cha xem tờ kết quả học lực của tôi và tôi bị lôi ra chửi một trận, lúc đó tôi chỉ biết im lặng và lủi vào phòng đóng chặt cửa và khóc một mình. Tôi tự hỏi liệu cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của tôi không? Tôi không được loại giỏi như người ta bởi vì sức học của tôi chỉ đến đó thôi không thể nào hơn được nữa, tại sao cha mẹ không chịu nghĩ cho tôi dù chỉ một lần chứ? Tại sao? Tôi ước rằng: “Chỉ mong cha mẹ hiểu cho con một lần, chỉ dù một lần thôi”… Áp lực của gia đình đang đè nặng lên vai bé nhỏ của chúng tôi, đáng ra cái tuổi này chúng tôi có thời gian vui chơi cùng bạn bè nhưng tất cả thời gian lại bị gia đình bắt ép học và học. Người ta nói: “Gia đình là nơi cho ta động lực để sống, làm việc và học tập” nhưng “trái ngược lại” thì gia đình giờ đây chỉ cho chúng tôi áp lực mà thôi.

Áp lực từ nhiều phía xung quanh như vậy sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và tương lai sau này của các bạn học sinh. Mà trước hết, phổ biến nhất là áp lực từ điểm số đã làm chúng tôi bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt. Cũng vì hơn thua điểm số và những kì vọng của gia đình đặt ra mà chúng tôi bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần. Hậu quả mà nghiêm trọng nhất mà cha mẹ đều không nghĩ tới “tự tử”. Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Tôi mong cha mẹ hãy một lần hiểu và cho chúng tôi được tự do làm những gì mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa.

Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay càng phổ biến trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù học tập là vấn đề thiết yếu để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người, là nền tảng của mọi thành công trong tương lai nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép chúng tôi phải học quá nhiều dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực đó có thể giết chết chúng tôi bất cứ lúc nào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Linh Hà
20/04 17:24:05
+4đ tặng

Đạo đức, một tầm vóc tinh thần đầu tiên của con người, đã được Hồ Chí Minh nhắc đến với câu nói đầy sâu sắc: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Nhưng trong thế kỷ hiện nay, việc truyền dạy đạo đức cho học sinh đã gặp phải nhiều thách thức đáng kể. Có một sự suy thoái nghiêm trọng trong đạo đức của học sinh, và đây đã gây ra nhiều lo ngại trong xã hội.

Đạo đức không chỉ đơn giản là việc tuân thủ các quy tắc xã hội và cam kết thực hiện chúng. Đạo đức còn liên quan đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó đòi hỏi chúng ta phải có những đức tính tốt đẹp, phù hợp với các nguyên tắc và quy định xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay, các quy tắc ứng xử truyền thống đã mất đi, khiến cho một phần của giới trẻ cảm thấy bối rối trong quá trình tự hoàn thiện bản thân. Họ không biết phải làm thế nào để tuân theo các chuẩn mực đạo đức, vì các chuẩn mực này chưa được hình thành rõ ràng.

Một trong những biểu hiện rõ ràng của suy thoái đạo đức là học sinh ngày càng thiếu lễ độ và tôn trọng đối với người khác. Hành vi bỏ học, đánh nhau, nói tục, ngang ngược, và vi phạm pháp luật trở nên phổ biến. Mặ despite những nỗ lực giáo dục và tuyên truyền từ nhà trường, gia đình và xã hội, vẫn chưa thể đảm bảo mức độ hiệu quả cần thiết.

Hành vi xấu của học sinh lan truyền nhanh chóng trong các trường học, và số lượng vi phạm kỷ luật tăng lên. Học sinh vi phạm pháp luật trong lứa tuổi học sinh cũng đang gia tăng. Giáo dục đạo đức, nhân cách, và ý thức trách nhiệm đang trở thành một vấn đề quan trọng trong xã hội ngày nay.

Có một số nguyên nhân gây ra suy thoái đạo đức này. Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường đã làm thay đổi giá trị sống của con người. Con người thường theo đuổi cuộc sống thượng lưng, tập trung vào vật chất, và ít quan tâm đến đạo đức và giá trị nhân văn. Công việc và áp lực cuộc sống đã khiến cho con người trở nên ít thân thiện hơn.

Thứ hai, ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa đang nở rộ đang tạo ra một môi trường không phù hợp cho giới trẻ. Sự mở cửa kinh tế đã đưa vào nền văn hóa nhiều yếu tố không phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Điều này dẫn đến sự nảy sinh của các trào lưu và hành vi không đúng chuẩn, gây ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh.

Chương trình giáo dục đạo đức hiện tại không còn phù hợp với yêu cầu phát triển con người trong thời đại mới. Gia đình cũng thường bỏ qua việc giáo dục và bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, và lối sống cho con cái. Truyền thống tôn sư trọng đạo đang mất đi ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Xã hội cũng thiếu sự định hướng và nghiêm khắc đối với các hiện tượng không đúng chuẩn, và thậm chí tha hóa những hành vi không đúng chuẩn ở giới trẻ.

Sự suy thoái đạo đức không chỉ xảy ra ở chiều rộng, mà còn ở chiều sâu. Học sinh ngày càng hoang mang và không biết đâu mới là chuẩn mực, đạo đức, khi mà hầu như mọi người đều cho rằng các hành vi sai trái là bình thường.

Để giải quyết vấn đề này, cần tăng cường việc giáo dục đạo đức, nhân cách, và nhân phẩm theo hướng mới, đúng đắn, và hiệu quả. Giáo dục cần phải được thực hiện đúng cách và đối tượng cụ thể. Phải tăng cường kỷ luật trong nhà trường và xã hội, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật. Học sinh cần được giúp đỡ nhận thức sai lầm của mình và cải thiện bản thân. Cần kết hợp giáo dục và kỷ luật để hình thành các giá trị đạo đức ở con người.

Ngoài ra, cần đặt ra và thúc đẩy các chuẩn mực tốt đẹp trong nhà trường và xã hội. Cần loại bỏ các hành vi không đúng chuẩn, sai trái, và lệch lạc khỏi môi trường học tập và xã hội. Cần xây dựng văn hóa gia đình lành mạnh và tiến bộ, và người lớn cần trở thành gương mẫu cho học sinh. Chúng ta cần xây dựng một xã hội trong sạch, lành mạnh, và nhân văn, nơi mọi người được tôn trọng và yêu thương.

Ngoài ra, cần tạo nhiều sân chơi bổ ích và giáo dục cao cấp để thu hút sự quan tâm và tham gia của học sinh. Xã hội cần giúp học sinh hiểu được giá trị của các giá trị đạo đức truyền thống, và khi họ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng, họ sẽ tự nguyện tuân thủ các chuẩn mực tốt đẹp.

Cuối cùng, nhà nước cần có vai trò mạnh mẽ trong việc quản lí các trào lưu văn hóa. Cần loại bỏ các sản phẩm văn hóa tiêu cực đối với nhận thức và đạo đức học sinh. Chúng ta cần xây dựng một môi trường trong sạch, vững mạnh, nhân văn, và tiến bộ.

Chúng ta cần tạo ra một xã hội phát triển, nơi giá trị đạo đức được đặt lên trên hết, và con người sống bằng tình thương và lòng nhân ái. Để làm được điều này, chúng ta cần có sự đối xử công bằng trong việc giáo dục đạo đức, giúp học sinh hiểu và cảm nhận giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng cần có lòng bao dung, độ lượng, và vị tha khi đối xử với học sinh. Chỉ khi chúng ta thực hiện điều này, chúng ta mới có hy vọng rằng những học sinh suy thoái đạo đức có thể nhận ra sai lầm và tự thay đổi mình, trở thành người hữu ích cho xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư