Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Thiếp là cháu gái các Vua Hùng đời trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tà, nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thu phục lại muôn vật cũ của tổ tông, không phụ ý trời, thoả nguyện nơi đền miếu của các bậc đế vương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối.”
(Trích Lời thề khắc trên bia đá ở đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh, Hà Nội)
Mùa xuân năm 40, bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán, con gái Lạc tướng huyện Mê Linh là Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã dựng cờ khởi nghĩa để giành lại quyền tự chủ.
Năm 43, trước sự tấn công của quân Hán do Mã Viện chỉ huy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. Nhân dân ghi nhớ công ơn và lập đền thờ Hai Bà để đời đời thờ cúng.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã chứng tỏ tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt, tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này.
2. Khởi nghĩa Bà TriệuĐầu thế kỉ III, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô, phong trào đấu tranh của người Việt tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Em có biết?
Bà Triệu (còn gọi là Triệu Thị Trinh) quê ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá ngày nay. Năm 23 tuổi, bà lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Khi ra trận, bà thường cưỡi voi, khí thế rất oai phong, lẫm liệt. Quân Ngô tùng gọi bà là “Lệ Hải Bà Vương” và truyền nhau câu nói:
Vung tay đánh cọp xem còn dễ
Đối diện Bà Vương mới khó sao.
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1, Sđd, tr.338)
Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ. Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam. Quan lại nhà Ngô từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng hoặc bị giết, hoặc bỏ trốn. Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.
3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
Vào nửa đầu thế kỉ VI, Lý Bí – một hào trưởng địa phương (quê ở Phổ Yên, Thái Nguyên) đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhằm chống lại chế độ cai trị khắc nghiệt của nhà Lương.
“Nam đế nhà Tiền Lý đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này”
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.164)
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |