CÂU 8:
+ Học cách sử dụng dao, kéo an toàn.
+ Không dùng dao, kéo, vật sắc nhọn để đùa nghịch.
+ Sắp xếp đồ đạc trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp.
+ Báo với người lớn khi thấy mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ.
+ Nhờ người lớn giúp đỡ khi cần lấy dao, kéo để ở nơi cao và chỉ sử dụng khi có người lớn ở nhà.
CÂU 9:
Thứ nhất: Sử dụng biển báo giao thông giúp xe cộ lưu thông thuận lợi hơn
Hiện nay, trên hầu hết tất cả các tuyến đường giao thông ở các quốc gia đều có gắn biển báo. Với mật độ dân số thế giới hiện nay là trên 8 tỷ người, đường giao thông là cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với nhân loại. Tuy nhiên, với hệ thống đường giao thông chằng chịt tại một số thành phố lớn rất dễ xảy ra tình trạng mất phương hướng.
Bên cạnh đó, do mật độ phương tiện giao thông hiện nay là rất lớn. Việc dựng các biển báo giao thông vừa giúp người tham gia giao thông nhận thức được rõ phương hướng vừa giúp điều tiết giao thông một cách hiệu quả, tránh sự ùn tắc, trì trệ trong quá trình lưu thông.
Thay vì cần có người chỉ dẫn giao thông theo hiệu lệnh thì biển báo giao thông là công cụ hữu hiệu khi có độ bền và tính chính xác rất cao. Vì vậy, biển báo giao thông tạo nên một trật tự giao thông giúp cho con người và xe cộ lưu thông nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Thứ hai: Giúp thực thi pháp luật giao thông
Hiện nay, pháp luật của mỗi quốc gia đều có quy định về giao thông và những chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải. Ở nước ta hiện nay, pháp luật về giao thông, cơ sở hạ tầng về giao thông đang ngày càng đươc hoàn thiện, theo đó hệ thống biển báo, biển chỉ chỉ dẫn được quy hoạch một cách hợp lý giúp cho người tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông ở một mức độ cao hơn. Từ đó, việc lưu thông trên đường sẽ thuận lợi và theo một trật tự nhất định, qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật.
Ví dụ, trên mỗi cung đường ở nước ta hiện nay, trong đó có đường trong khu dân cư hoặc đường cao tốc đều được quy định một tốc độ khác nhau, việc đi nhanh so với tốc độ mà pháp luật quy định không phải lúc nào cũng gây ra tai nạn nhưng hành động đi quá tốc độ là một viêc nguy hiểm cho cả mình và những người tham gia giao thông khác. Cho nên việc chạy quá tốc độ trong khu dân cư sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 12 triệu đồng đối với xe ô tô. Việc đánh biển chỉ dẫn về tốc độ trên đường giúp cho người dân tránh khỏi những tình huống vi phạm do không hiểu biết và chạy quá tốc độ.
Thứ ba: Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Việc tạo ra hệ thống báo hiệu đường bộ còn nhằm mục đích giúp cho người tham gia giao thông được an toàn khi điều khiển phương tiện cũng như lưu thông trên đường. Trong đó, các biển chỉ dẫn, biển cấm, biển báo nguy hiểm được đặt tại các vị trí đặc biệt như khúc cua gấp trên đường, chỗ sạt lở đất hay đoạn đường đông dân cư hay xảy ra tai nạn yêu cầu người tham gia giao thông phải chú ý hơn. Việc chỉ dẫn, cảnh báo như vậy không những giúp cho hoạt động giao thông trật tự và có tổ chức hơn còn góp phần tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Hiện nay, những vụ tai nạn giao thông xảy ra với tần suất cao và nhất là trong những dịp lễ tết. Có những vụ tai nạn thương tâm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Việc đánh biển bảo ở những khu vực nguy hiểm là việc làm cần thiết và quan trọng.
CÂU 10:
1. Lắp đặt các thiết bị điện an toàn theo đúng quy định
Luôn đảm bảo lắp đặt thiết bị điện đúng quy định, nối đất vỏ kim loại tại các thiết bị điện để hạn chế bị rò rỉ điện.
Tuyệt đối không lắp đặt và sử dụng thiết bị trong môi trường ẩm ướt hoặc tại nơi ngập nước.
Trong quá trình sửa chữa điện luôn trang bị đồ bảo hộ lao động như: găng tay bảo hộ, quần áo bảo hộ, …
2. Sử dụng thiết bị đóng/ngắt mạch điện Lắp đặt những thiết bị đóng, cắt bảo vệ hệ thống trước các sự cố đoản mạch hay quá tải như rơ le, aptopmat…
Lựa chọn những thiết bị phù hợp có lớp bảo vệ tại các bộ phận mang điện; sử dụng các thiết bị phòng cách rò điện.
3. Khi có mưa to, sấm sét hãy ngắt các thiết bị dẫn điệnKhi thời tiết có mưa to, sấm sét, ngay lập tức tháo dây cáp hoặc anten khỏi tivi. Cũng như rút phích cắm tại các thiết bị như tivi, máy tính… Ngắt điện cầu dao trong trường hợp mưa bão.
4. Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện thường xuyênCác gia đình, nhà máy, doanh nghiệp,… chủ động lên kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện theo định kỳ. Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa tai nạn điện, đồng thời giúp bạn phát hiện các lỗi hỏng trên máy móc để kịp thời sửa chữa, khắc phục.
5. Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao độngKhi thực hiện công việc kiểm tra, sửa chữa, để phòng ngừa tai nạn điện giật, người thực hiện cần phải trang bị đồ bảo hộ với khả năng cách điện hiệu quả.
Đặc biệt, trong những công việc sửa chữa, leo trèo hay trong những phòng kín yêu cầu có phải có 2 người thực hiện.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào quá trình sửa chữa điện, người tham gia phải sử dụng các đồng hồ đo điện để kiểm tra sự cố như: bút thử điện, đồng hồ vạn năng hay ampe kìm, găng tay bảo hộ cách điện, giày bảo hộ cách điện…