Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, nhật thực là hiện tượng Mặt trăng đi qua giao điểm trong giữa quỹ đạo của nó quanh Trái đất và quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời. Khi đó nó nằm xen vào giữa Trái đất và Mặt Trời, tại một số khu vực trên Trái đất sẽ thấy Mặt trăng che mất toàn bộ (nhật thực toàn phần) hoặc một phần của Mặt trời (nhật thực một phần)
Thực tế, bất cứ hình thức nhìn trực diện liên tục vào Mặt trời đều gây hại cho mắt bất kể đó là lúc có nhật thực hay lúc bình thường, dù bằng mắt hay qua kính mắt, phim máy ảnh, phim X - quang, các loại nhựa trong suốt phủ sơn đen.Do vậy nên quan sát nhật thực bằng các loại kính thiên văn và ống nhòm.
Theo ông Tuấn Sơn, cách quan sát gián tiếp có thể coi là cách duy nhất đạt độ an toàn tuyệt đối. Cách này cần chế tạo một dụng cụ đơn giản là một chiếc hộp bằng bìa có chiều dài khoảng 50 - 70cm. Cắt bỏ nắp hộp để lộ ra một cửa có thể nhìn vào bên trong, thậm chí thò đầu vào, tại mặt trong của một trong hai đáy dán một miếng giấy trắng lên đó. Tại đáy kia hãy cắt một lỗ với đường kính khoảng 3 - 5cm.